Quá thất vọng với "người bạn tốt" Trung Quốc, Pakistan đổ hàng tỷ USD mua vũ khí Nga

Anh Tú |

Theo các nguồn tin từ Moscow, tổng số tiền mà Pakistan có thể bỏ ra để sở hữu được các hệ thống vũ khí tiên tiến của Nga rơi vào khoảng 9 tỷ USD.

Truyền thông của cả Nga và Pakistan đều đã đưa tin, Moscow và Islamabad đang thương thảo một hợp đồng vũ khí khá "khủng" để hiện đại hóa các lực lượng vũ trang cho Pakistan.

"Nhu cầu mua sắm vũ khí và trang thiết bị quân sự của Pakistan có thể lên tới con số từ 8 - 9 tỷ USD với nhiều chủng loại khác nhau như máy bay chiến đấu hạng nặng, các hệ thống tên lửa phòng không cả tầm ngắm, tầm trung và tầm xa cũng như nhiều loại tàu mặt nước và xe tăng khác", Giám đốc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ có trụ sở ở Moscow cho biết.

Ưu tiên số một của Islamabad hiện nay là tập trung nâng cấp khả năng chiến đấu trên không và tác chiến tăng thiết giáp. Bởi vậy, các phương tiện mà Quân đội Pakistan đặc biệt quan tâm gồm có tiêm kích MiG-35, xe tăng chiến đấu chủ lực T-90, hệ thống tên lửa/pháo phòng không Pantsir và trực thăng vận tải Mi-26T2.

Quá thất vọng với người bạn tốt Trung Quốc, Pakistan đổ hàng tỷ USD mua vũ khí Nga - Ảnh 1.

Tăng chiến đấu chủ lực T-90MS

Động thái này của Pakistan được giới quan sát các vấn đề quốc phòng - quân sự Ấn Độ đặc biệt chú ý. Có hai nguyên nhân giải thích cho điều này.

Thứ nhất, Pakistan vừa được đánh giá là bên bại trận trong cuộc đối đầu quân sự với Ấn Độ liên quan tới xung đột xảy ra trên vùng biên giới tranh chấp Kashmir giữa hai nước hồi tháng 2 vừa qua.

Việc Ấn Độ đang là nước sở hữu khối vũ khí khổng lồ từ Nga như máy bay Su-30MKI, xe tăng T-90MS và tới đây là các hệ thống phòng không tiên tiến S-400, thậm chí là cả tiêm kích tàng hình Su-57 và xe tăng thế hệ mới T-14, khiến cho quốc gia này giành được một lợi thế rất lớn trước Pakistan.

Chính nhu cầu cần phải chạy đua để làm đối trọng với Ấn Độ đã buộc Pakistan phải gấp rút hiện đại hóa kho vũ trang hiện nay của mình.

Thứ hai, một nguyên nhân mà theo đánh giá từ truyền thông Ấn Độ, cũng không kém phần quan trọng, đó là Pakistan đã tỏ ra khá thất vọng với vũ khí Trung Quốc.

Mặc dù hiện nay Pakistan vẫn đang có kế hoạch mua các xe tăng VT-4 do Trung Quốc sản xuất nhưng xét về tính năng kỹ chiến thuật, chúng còn lâu mới sánh kịp T-90 của Nga.

Nhiều báo cáo quân sự của Pakistan cho thấy, cả xe tăng chiến đấu chủ lực và trực thăng tấn công do Trung Quốc chế tạo "đều đã bị từ chối" sau các cuộc thử nghiệm thực địa ở Pakistan.

Quá thất vọng với người bạn tốt Trung Quốc, Pakistan đổ hàng tỷ USD mua vũ khí Nga - Ảnh 3.

Hệ thống tên lửa đất đối không HQ-16 do Trung Quốc sản xuất

Báo chí Ấn Độ cho biết, Pakistan đã cân nhắc mua tới 360 xe tăng T-90 cho bộ binh cùng với khoảng 30 - 40 tiêm kích MiG-35 cho lực lượng không quân của mình. Các hệ thống Pantsir cũng sẽ là sự bổ trợ đáng kể cho các tổ hợp tên lửa HQ-16 hiện nay của Pakistan hay những hệ thống HQ-9B dự kiến sẽ trang bị tới đây.

Mặc dù Pakistan không hề thiếu các máy bay chiến đấu của Trung Quốc như J-31 hay J-10, nước này vẫn đang rất khát khao được mua các chiến đấu cơ của Nga như MiG-35.

Trong khi đó, Trung Quốc sẵn sàng đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của Pakistan nhưng tại sao Islamabad vẫn "bị ám ảnh một cách lạ lùng" đến vậy với vũ khí Nga?

Một số chuyên gia quốc phòng Ấn Độ cho rằng, có lẽ với tư cách là một quốc gia vận hành nhiều nhất các vũ khí Trung Quốc, nước này đơn giản là không hài lòng hoặc thậm chí đã quá thất vọng với những trang bị đến từ "người bạn tốt" láng giềng.

Tiêm kích MiG-35 ở góc nhìn cận cảnh

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại