Triển vọng của vũ khí mô-đun

Lê Ngọc |

Tính năng chính của vũ khí mô-đun là khả năng thay thế các cấu phần riêng lẻ khi chuyển sang loại đạn có cỡ nòng khác nhau. Nhiều nước trên thế giới đã áp dụng các mẫu súng mới có chức năng này và đây là 1 trong những điểm quan trọng để tham gia đấu thầu vũ khí.

Ưu, nhược điểm của vũ khí mô-đun

Chiến tranh hiện đại ngày càng trở nên mang tính công nghệ hơn và tính linh hoạt của thiết bị là một vấn đề rất quan trọng.

Trong một thời gian dài, quân Mỹ đã tham chiến ở Iraq, nơi hầu hết các hoạt động liên quan đến hỏa lực diễn ra trong khu vực đô thị (theo tiêu chuẩn Iraq). Trong khi tại địa hình phức tạp Afghanistan, phiến quân tại một số thời điểm nhận ra rằng sử dụng súng cỡ nòng 7,62mm chống lại lính Mỹ hiệu quả hơn khi hạ mục tiêu.

Trong điều kiện miền núi (nơi có sự thay đổi đáng kể về độ cao và nhiệt độ), hướng và sức gió thay đổi trong khoảng lớn, loại đạn nặng hơn sẽ luôn được ưu tiên sử dụng hơn.

Tuy nhiên, không thể chế tạo một loại súng đồng nhất cho toàn quân mà đồng thời có được hiệu quả cao trong mọi tình huống. Vì vậy, sẽ không thể thoát khỏi việc chế tạo vũ khí các cỡ đạn và các cỡ nòng khác nhau.

Hiện vẫn đang diễn ra các cuộc tranh luận về ưu nhược điểm cũng như hiệu quả của vũ khí mô-đun. Theo những người ủng hộ, ưu điểm chính của vũ khí mô-đun là việc lựa chọn cỡ nòng cho bản thân hoặc cho nhiệm vụ cần thiết, dễ sửa chữa và dễ thay thế các bộ phận linh kiện.

Một số chuyên gia cho rằng vũ khí mô-đun có chất lượng và độ bền cao hơn, đồng thời, có tiềm năng chiến đấu cao hơn.

Những người chống đối cho rằng, khi mua một mẫu vũ khí cá nhân mô-đun, tùy thuộc vào kiểu vũ khí, chúng có thể khác nhau, nhưng trong 90% trường hợp, phần bổ sung là các nòng cỡ khác nhau và dụng cụ để thay thế chúng.

Theo quy luật, vũ khí mô-đun đắt hơn các loại vũ khí thông thường từ 20-50% mà theo cách định giá, trên thực tế đó chỉ là việc bán phụ tùng theo bộ với giá gấp đôi hoặc gấp ba. Do đó, vũ khí mô-đun chỉ có lợi cho các công ty sản xuất, đặc biệt nếu mua thông qua đấu thầu.

Theo các chuyên gia phản đối, hiệu quả của việc sử dụng chức năng mô-đun trong chiến đấu là vô cùng đáng ngờ.

Các nhà sản xuất cho biết, mất từ ​​2-10 phút để thay đổi cỡ nòng của súng lục, súng trường, súng máy, nhưng điều này không thể áp dụng trong các hoạt động thực chiến - trong chiến đấu, không có thời gian để thay đổi nòng và rất khó để làm việc đó.

Bất kỳ vũ khí nào mô-đun hay không cũng cần được bảo dưỡng, lau chùi và bôi trơn. Nó phải thường xuyên được tháo rời một phần và lắp ráp lại, lâu hơn nhiều so với chỉ thay đổi nòng.

Lập luận chi phí có thể bị chỉ trích từ hai quan điểm hoàn toàn khác nhau - việc huấn luyện binh sĩ đắt hơn nhiều so với chi phí cho một mẫu vũ khí cá nhân; chi phí liên quan đến việc có một "thân" và 3 loại nòng đi theo sẽ rẻ hơn 3 khẩu chính thức với một nòng cố định; trang bị vũ khí rẻ tiền cho những người được đào tạo bài bản không phải là một khoản đầu tư khôn ngoan nhất.

Việc binh lính mang theo các cấu phần thay thế trong chiến đấu cũng là một vấn đề đáng bàn khi đối với một người lính mỗi kg đều được tính, và việc mang theo bên mình vài nòng cỡ khác nhau cùng đạn dược đi kèm là một điều bất hợp lý.

Sự lựa chọn một cỡ nòng riêng cho từng người lính cũng không hiệu quả mà tất cả các quân nhân phải có vũ khí chính cùng cỡ nòng, nhưng trong trường hợp này, lợi thế to lớn về việc mở rộng tiềm năng chiến đấu có thể không còn.

Nên chăng, trang bị bộ dụng cụ sửa chữa/thay thế cho toàn bộ vũ khí trang bị của tiểu đội. Tất nhiên, có thể chọn cỡ nòng bé hơn, nhưng hậu quả là các đặc tính sử dụng và sát thương bị giảm.

Việc thay thế cỡ nòng của súng bắn tỉa vẫn thường xảy ra, nhưng các tay súng bắn tỉa thường có các mẫu và cỡ súng yêu thích của họ mà họ sử dụng thường xuyên. Do mất cảm giác cân bằng, độ chính xác khi sử dụng bị ảnh hưởng.

Các chuyên gia cho rằng, độ mài mòn tăng lên 10-20% khi sử dụng loại đạn mạnh hơn - điều một lần nữa, rất có lợi cho các công ty sản xuất, vì hao mòn kéo theo việc mua phụ tùng thay thế mới, sửa chữa hoặc mua súng mới.

Tuy nhiên, việc thay đổi cỡ nòng nhỏ hơn sẽ có tác dụng tích cực đến sức mạnh và tăng thời gian hoạt động. Về vấn đề này, chất lượng cao của vũ khí mô-đun và độ bền của chúng tăng lên là một tuyên bố đang gây tranh cãi.

Các loại đạn mới xuất hiện thường xuyên, chúng không chỉ khác nhau về thiết kế của đầu đạn mà còn khác nhau ở vỏ đạn.

Đạn loại này được phát triển cho các nhiệm vụ và mục đích đặc biệt, nhưng phạm vi sử dụng của chúng thường cao hơn nhiều so với quy định.

Những loại đạn này bao gồm 4,6x30mm của Đức cho súng HK MP7 và 7,5x27mm của Séc cho súng FK 7,5. Cả hai loại đạn này đều hoạt động tốt và hiệu quả đã được ghi nhận.

Tiềm năng phát triển của vũ khí mô-đun

Tuy nhiên, với sự phát triển của vũ khí mô-đun, sự cạnh tranh đối với các loại đạn mới tăng lên gấp nhiều lần, vì vậy ngay cả khi có hiệu suất cao, sẽ dẫn đến khả năng cao bị từ chối sử dụng rộng rãi.

Việc phát triển một loại vũ khí mới hoặc một mô hình mới là vô cùng tốn kém. Đối với vũ khí mô-đun, giá của sự phát triển của nó tăng lên nhiều lần và chỉ những “gã khổng lồ” vũ khí mới có thể đầu tư để tạo ra nó, điều này đòi hỏi phải sàng lọc các công ty khởi nghiệp hoặc công ty vũ khí cỡ nhỏ.

Điểm này quan trọng không chỉ vì giảm khả năng cạnh tranh. Nó cũng có nghĩa là ngành công nghiệp vũ khí sẽ bị mắc kẹt trong các đối tác bảo thủ của các hệ thống hiện có.

Xét cho cùng, sẽ không có ý nghĩa gì đối với các công ty lớn khi mở rộng hoặc cải thiện đáng kể chủng loại của họ trong trường hợp không có sự cạnh tranh gay gắt.

Trong phần kết luận cho phân tích kinh nghiệm nước ngoài do các chuyên gia của Kalashnikov thực hiện, có đoạn cho rằng, các phát triển vũ khí cải tiến trong nước có tầm quan trọng chiến lược, ví dụ như súng máy thế hệ mới cho nhu cầu của một số đơn vị Lực lượng vũ trang Nga, nhấn mạnh sự hiện diện của các vấn đề đối với việc hình thành cơ sở khoa học vũ khí hiện đại, phát triển tương xứng ngành súng bộ binh.

Nghĩa là, ngoài khía cạnh chiến thuật và vấn đề ứng dụng, hai vấn đề của sản xuất - thị trường trong nước và tiềm năng xuất khẩu.

Trong tương lai gần, các drone trinh sát nhỏ 4 cánh quạt với người điều khiển sẽ được đưa vào sử dụng ở cấp tiểu đội, các nòng có thể hoán đổi cho nhau là ít vấn đề nhất trong việc bảo trì các thiết bị công nghệ cao còn lại.

Vũ khí mô-đun là một xu hướng vô điều kiện trong ngành công nghiệp hiện đại. Không phải bởi kiểu dáng đơn giản, mà bởi những lợi thế thực sự về tính linh hoạt trong chiến thuật mà vũ khí mô-đun có thể cung cấp cho các lực lượng hoạt động đặc biệt.

Đồng thời, sản xuất công nghệ tiên tiến có thể hữu ích cho việc sản xuất vũ khí thông thường. Rất tốt khi các nhà phát triển súng bộ binh của Kalashnikov hiểu được điều này.

Và quân đội Nga cũng nhận thức được điều này - các loại vũ khí AK-12 mới đã được đưa vào quân đội, và thậm chí nhiều hơn thế, đã xuất hiện và được thử lửa ở Karabakh. Cho đến nay, súng mô-đun được giới hạn ở 2 nòng. Trong tương lai, súng trung liên RPK-16 mô-đun sẽ đi vào hoạt động.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại