Xu hướng chơi thông Noel “fake': Chìa khóa bảo vệ môi trường mà không hẳn là vậy, trừ phi bạn làm được điều này

VŨ HUẾ |

Mỗi năm có rất nhiều cây thông bị đốn hạ để trang trí, khiến nhiều người chuyển sang chơi cây Noel "fake" - hay cây nhựa - cho tiết kiệm và bảo vệ môi trường. Nhưng thực ra, loại cây này tồn tại một điểm yếu rất có hại, trừ phi được dùng đúng cách.

Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên đại khủng hoảng khí hậu. Mọi vấn đề liên quan đến nóng lên toàn cầu đều được quan tâm, xem xét và tìm giải pháp thay thế, bao gồm cả thị trường sản xuất và buôn bán cây thông Noel trên toàn cầu.

Ngộ nhận về cây Noel: "Toàn đốn từ rừng, tiếp tay cho nạn phá lâm"

Ngày nay, cây thông Noel là phần tuyệt đối không thể thiếu trong mỗi dịp Chúa xuống trần. Ở cả những cộng đồng theo đạo Kito lẫn không theo đạo Kito, Noel đều là thời điểm vui chơi, tụ họp. Thay vì nến, chúng ta thắp đèn điện và treo lên cây đủ các loại đồ trang trí Giáng Sinh.

Từ lâu, cây thông Noel đã là mặt hàng được yêu thích, cực kỳ bán chạy trong tháng cuối năm. Hầu hết các gia đình theo tín ngưỡng Kito giáo và các phân nhánh của nó đều phải có một cây trong nhà.

Xu hướng chơi thông Noel “fake: Chìa khóa bảo vệ môi trường mà không hẳn là vậy, trừ phi bạn làm được điều này - Ảnh 1.

Nhưng có một ngộ nhận mà rất nhiều người vẫn đang có: Cây thông Noel được đốn từ trên rừng, đem xuống thành thị bán và việc này tiếp tay cho nạn phá lâm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe khí hậu toàn cầu.

Kỳ thực, đa phần cây thông Noel sỉ - lẻ đều là cây trồng. Chúng được nhân giống trên diện rộng, trong các trang trại với mục đích để bán. Thời gian trồng và chăm sóc cây thông Noel bán rơi vào khoảng 6-7 năm.

Xu hướng chơi thông Noel “fake: Chìa khóa bảo vệ môi trường mà không hẳn là vậy, trừ phi bạn làm được điều này - Ảnh 2.

Phần lớn cây thông Noel bán đều được cắt từ trang trại chuyên canh

Xu hướng chơi thông Noel “fake: Chìa khóa bảo vệ môi trường mà không hẳn là vậy, trừ phi bạn làm được điều này - Ảnh 3.

Các cây thông Noel siêu lớn thì được đốn từ rừng, nhưng phải tuân thủ quy định đàng hoàng

Như mọi kiểu thực vật độc canh, trang trại thông Noel cũng phát thải khí nhà kính (CO₂, CH₄, N₂O, O₃). Vì thế mà từ lâu, cây thông Noel giả - làm bằng nhựa đã được xem như giải pháp thay thế hàng đầu. Tuy nhiên, theo một công bố gần đây từ cộng đồng nghiên cứu Mỹ, niềm tin này cũng khá là… ngộ nhận.

Tác động khí hậu cao hơn, nhưng vẫn có giải pháp

Từ năm 2017, chỉ riêng tại Mỹ, cây thông Noel giả đã được tiêu thụ tới 48,5 triệu sản phẩm, chiếm 45% tổng số cây Noel bán ra. Kể từ đó cho đến nay, số lượng thông Noel "fake" liên tục gia tăng. Các nhà sản xuất quảng cáo, thông Noel giả an toàn, bảo vệ môi trường. Thế nhưng, kết quả so sánh lại đưa ra một kết luận khác.

Đầu tiên, các nhà nghiên cứu ở Mỹ lập bảng thống kê "vòng đời" của một cây thông Noel thật, từ khâu nhân giống đến khi xuất trại. Họ ước tính lượng khí thải do một cây thông Noel phát ra, bao gồm luôn cả "khí phí" khi sử dụng thiết bị chăm sóc, phân bón, thuốc trừ sâu, nước tưới tiêu… và nhận thấy có sự bão hòa. Tức là, một cây thông Noel phát thải ra bao nhiêu khí độc thì cũng sản xuất ra bấy nhiêu oxy, cân bằng tác động lên môi trường.

Xu hướng chơi thông Noel “fake: Chìa khóa bảo vệ môi trường mà không hẳn là vậy, trừ phi bạn làm được điều này - Ảnh 4.

Thông Noel giả không tốn phí chăm sóc, nhưng phải được tái sử dụng tối thiểu 5 năm

Do đó, tác hại của cây thông Noel thật lên khí hậu chỉ nằm trong khâu vận chuyển. Nó bao gồm từ đưa cây ra khỏi trang trại, tới điểm buôn bán tập trung và chở cây về từng hộ gia đình. Nếu người tiêu dùng nhân tiện mua cây thông Noel trên đường đi làm hàng ngày, họ không "hủy hoại Trái đất" vì yêu thông Noel thật.

Cây thông Noel "fake" thì hơi khác. Nó được sản xuất bằng nhựa dẻo polyvinyl clorua và kim loại. Như bất cứ lĩnh vực sản xuất nhựa nào, nó cũng phát thải khí nhà kính kèm nhiều hóa chất độc hại khác. Đổi lại, cây nhựa không phải chăm bón, tưới nước và phun thuốc trừ sâu. Sau khi tính toán và so sánh kỹ lưỡng, các nhà nghiên cứu báo cáo: Khoảng cách "huề vốn tác động lên môi trường" giữa cây thông Noel giả và cây thông Noel thật là 4,7 năm. Điều này có nghĩa là nếu muốn tránh gây hại cho Trái đất bằng việc mua hàng "fake", bạn phải giữ dùng đủ 5 năm thì mới được.

Kết luận cuối cùng được đưa ra là: Chỉ có tái chế và tái dụng mới bảo vệ được môi trường. Đối với cây thông Noel giả, hãy tái sử dụng nhiều lần nhất có thể. Nếu bạn mỗi năm đổi một cây, thì chẳng khác nào "góp gió thành bão" khí thải công nghiệp, đặc biệt là trong kỷ nguyên khủng hoảng rác nhựa ngày nay.

Còn đối với cây thông Noel thật, hãy băm nhỏ nó ra và để mục, trải lên mặt đất chứ tuyệt đối đừng đốt hay chôn. Đốt cây thông Noel sẽ giải phóng CO₂, còn chôn lấp thì tích tụ CH₄ (độc hại hơn CO₂ gấp 21 lần). Cả 2 khí này đều gây thiệt hại nặng nề lên sức khỏe sinh quyển hành tinh.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại