Đẳng cấp của TT Putin: Vượt mặt Mỹ, qua mặt Pháp, giành chiến thắng ở Nagorno-Karabakh!

Anh Tú |

Theo chuyên gia Michael Carpenter, thỏa thuận hòa bình giữa Armenia và Azerbaijan ký kết ngày 9/11 là một chiến thắng địa chính trị dành cho Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Ngày 9/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng với Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan và Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev đã chính thức ký kết một thỏa thuận đình chiến nhằm chấm dứt cuộc giao tranh kéo dài nhiều tháng nay ở khu vực xung đột Nagorno-Karabakh.

Nhiều nhà phân tích cùng chia sẻ chung quan điểm cho rằng thỏa thuận hòa bình mới giữa Armenia và Azerbaijan do Nga làm trung gian là một dấu hiệu cho thấy Moscow đang tìm cách tái khẳng định ảnh hưởng của mình tại vùng lãnh thổ tranh chấp Nagorno-Karabakh.

Không giống như các thỏa thuận trước đây, mặc dù do cả Nga và Mỹ dàn xếp nhưng đều đã thất bại chỉ sau vài giờ, thỏa thuận mới đánh dấu nỗ lực hòa giải đầu tiên thông qua việc triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình của bên thứ ba.

Ít nhất 1.960 binh sĩ Nga đã được điều động triển khai tới khu vực này ngay sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố về thỏa thuận.

Đẳng cấp của TT Putin: Vượt mặt Mỹ, qua mặt Pháp, giành chiến thắng ở Nagorno-Karabakh! - Ảnh 1.

Một cuộc họp ba bên giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan và Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev. Ảnh: Sputnik

Hầu hết các nhà phân tích đều đồng ý rằng thỏa thuận này là một thành tựu của Điện Kremlin, cho thấy Moscow đã có thể tái khẳng định vị thế là nước có thể ra quyết định trong cuộc xung đột, bất chấp việc Thổ Nhĩ Kỳ nổi lên như một bên hậu thuẫn chính cho Azerbaijan.

Michael Carpenter, Giám đốc điều hành Trung tâm Ngoại giao và Can dự Toàn cầu Penn Biden đánh giá thỏa thuận ngày 9/11 là “một chiến thắng địa chính trị dành cho Tổng thống Nga Vladimir Putin”.

Ông Kirill Koktysh, giảng viên tại Học viện Quan hệ Quốc tế Nhà nước Moscow chia sẻ cùng quan điểm khi so sánh hành động của Nga với hành động của các thành viên khác của Nhóm Minsk thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) là Pháp và Mỹ.

Chia sẻ với tờ The Moscow Times, ông Koktysh nói rằng “Moscow một lần nữa đã cho thấy rằng họ là nhà môi giới khu vực duy nhất, cho dù Yerevan đặt nhiều hy vọng với Paris và cả OSCE. Hai bên thậm chí đã trao cơ hội hòa giải cho Washington nhưng cuối cùng, Moscow vẫn chứng tỏ được mình là bên bảo trợ duy nhất”.

Chuyên gia Fyodor Lukyanov - Tổng biên tập Tạp chí “Russia in Global Affairs” cho biết, thỏa thuận đã tái khẳng định sự phụ thuộc an ninh của Armenia vào Nga và đánh dấu “sự kết thúc của Nhóm Minsk, rằng họ sẽ không còn đóng vai trò quyết định trong các chính sách của châu Âu”.

Phát biểu ngay sau khi Armenia và Azerbaijan ký kết hiệp định đình chiến dưới sự dàn xếp của Nga, Tổng thống Putin đã khẳng định: “Thỏa thuận sẽ tạo ra những điều kiện cho việc giải quyết cuộc khủng hoảng trong dài hạn vì lợi ích của người dân ở cả hai quốc gia”.

400 lính gìn giữ hòa bình đầu tiên của Nga đã tới Nagorno-Karabakh

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại