Bị Nga ra đòn trừng phạt, Thổ "dương đông" ở Syria nhưng sẽ "kích tây" ở điểm nóng này?

DK |

Ankara hiện đang trực tiếp hoặc gián tiếp can thiệp vào một loạt "điểm nóng" thế giới. Nếu Thổ Nhĩ Kỳ quyết đáp trả đòn cảnh cáo hôm 26/10 của Nga ở Syria, họ sẽ tiến hành nó ở đâu?

Bị Nga ra đòn "trừng phạt", Thổ Nhĩ Kỳ toan tính "phản đòn"?

Ngày 28/10, phát biểu tại Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ liên quan tới vụ việc một tay súng bị cáo buộc là người Kurd - người mà các quan chức Thổ cho biết đã xâm nhập từ Syria - đánh bom tự sát tại một thị trấn ở tỉnh biên giới Hatay, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan ra tuyên bố:

"Nếu tất cả những kẻ khủng bố không bị loại bỏ… như đã cam kết với chúng ta, tôi xin nhắc lại một lần nữa rằng chúng ta có lý do chính đáng để can thiệp bất cứ lúc nào. Chúng ta cảm thấy cần phải hành động như vậy".

Bình luận về cuộc không kích hôm 26/10 của Không quân Vũ trụ Nga (VKS) vào trung tâm huấn luyện của nhóm phiến quân Faylaq Al-Sham thuộc Quân đội Quốc gia Syria (SNA) được Ankara hậu thuẫn ở Syria gây thương vong nặng, ông Erdogan nhấn mạnh:

"Vụ tấn công của Nga nhằm vào trung tâm huấn luyện của các lực lượng SNA là dấu hiệu cho thấy nền hoà bình và sự ổn định lâu dài không được mong muốn trong khu vực".

Bình luận về sự việc, chuyên gia Charles Lister, Giám đốc Viện Trung Đông có trụ sở tại Mỹ chia sẻ trên tờ Al Jazeera:

"Với tư cách là lực lượng ủy nhiệm thân cận nhất của Thổ Nhĩ Kỳ tại tỉnh Idlib thì đây không phải là cuộc tấn công của Nga nhằm vào phe đối lập Syria mà nó là một đòn tấn công trực tiếp gửi thông điệp tới Thổ Nhĩ Kỳ".

Bị Nga ra đòn trừng phạt, Thổ dương đông ở Syria nhưng sẽ kích tây ở điểm nóng này? - Ảnh 2.

Các hình ảnh vụ không kích hôm 26/10 (Nguồn: ANNA News).

"Dương đông" ở Syria?

Các tuyên bố cứng rắn của ông Erdogan được đưa ra trong bối cảnh quan hệ Nga - Thổ có nhiều dấu hiệu cho thấy đang ngày càng căng thẳng liên quan tới vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ trong các cuộc xung đột ở Syria, Libya và Nagorno-Karabakh.

Câu hỏi đặt ra lúc này là nếu Ankara quyết tiến hành một hành động đáp trả phía Nga, họ sẽ tiến hành nó ở đâu?

Các nhà phân tích của tờ Asharq Al-Awsat cho rằng đây là thông điệp cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ đe dọa sẽ tiến hành một chiến dịch quân sự mới nhằm vào Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) ở miền bắc Syria.

Khu vực này của Syria được cho là "mục tiêu ưa thích" của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ (TAF). Từ tháng 8/2016 tới tháng 3/2020, TAF đã tiến hành 3 chiến dịch quân sự tại đây nhằm thiết lập cái gọi là "vùng đệm" với kỳ vọng sẽ tái định cư người tị nạn Syria.

Bị Nga ra đòn trừng phạt, Thổ dương đông ở Syria nhưng sẽ kích tây ở điểm nóng này? - Ảnh 3.

Hình minh họa.

Tuy nhiên với các thỏa thuận được ký với Nga và Mỹ vào cuối năm 2019 và đầu năm 2020, các lực lượng của hai cường quốc nói trên đang duy trì việc tuần tra cũng như thiết lập các cứ điểm lân cận các cao tốc chiến lược ở miền bắc Syria là M4 và M5.

Việc Thổ Nhĩ Kỳ đơn phương tiến hành hoạt động quân sự nhằm vào SDF nhiều khả năng sẽ gây thương vong cho lính Nga và lính Mỹ. Đây là một kịch bản đẩy Ankara vào thế đối đầu trực tiếp với một hoặc cả hai cường quốc.

Chính vì vậy, nhiều khả năng Ankara sẽ "giương đông, kích tây" và tập trung vào một mặt trận khác không kém phần căng thẳng.

Bị Nga ra đòn trừng phạt, Thổ dương đông ở Syria nhưng sẽ kích tây ở điểm nóng này? - Ảnh 4.

Mặc dù vẫn đang đối đầu, những lực lượng Nga và Mỹ ở Syria sẽ không để Thổ Nhĩ Kỳ "tự tung tự tác".

"Kích tây" ở Libya?

Hôm 23/10, các phái đoàn của Chính phủ Hiệp định Quốc gia (GNA) và Quân đội Quốc gia Libya (LNA) đã thống nhất một thỏa thuận ngừng bắn tại Geneva, Thụy Sĩ với trung gian của Liên Hiệp Quốc và Hội đồng Bảo an LHQ (HĐBA).

Lệnh ngừng bắn là một đòn giáng mạnh vào tham vọng của Thổ Nhĩ Kỳ ở Bắc Phi khi điều khoản thứ 2 của thỏa thuận Geneva quy định việc "đóng băng" các thỏa thuận huấn luyện và hợp tác quân sự trong lãnh thổ Libya trước đó và sự ra đi của các cố vấn quân sự nước ngoài.

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ (TAF) hiện đang hiện diện quân sự tại các căn cứ và cảng ở miền tây Libya căn cứ vào các thỏa thuận quân sự mà họ đã ký với GNA vào tháng 11/2019.

Bị Nga ra đòn trừng phạt, Thổ dương đông ở Syria nhưng sẽ kích tây ở điểm nóng này? - Ảnh 6.

Điều khoản thứ hai (màu vàng) trong thỏa thuận Geneva về ngừng bắn ở Libya yêu cầu vô hiệu hóa các thỏa thuận huấn luyện quân sự và sự ra đi của các cố vấn nước ngoài.

Hôm 28/10, tờ Asharq Al-Awsat đưa tin Liên Hiệp Quốc và HĐBA đã phải đe dọa trừng phạt các bên cản trở việc thực hiện thỏa thuận.

Hóa ra Thỏa thuận Geneva mới chỉ tồn tại "trên giấy", còn tại miền tây Libya nó đang gặp trở ngại lớn khi các nhóm dân quân tại đây đã từ chối giải giáp và sáp nhập vào lực lượng an ninh theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ nội vụ GNA Fathi Bashagha.

Các nguồn tin nói thêm rằng các nhóm dân quân hiện bị chia rẽ giữa hai phe, một bên là phe của ông Fathi Bashagha và bên còn lại là những người ủng hộ Bộ trưởng Quốc phòng GNA Salah al-Namroush.

Ông Bashagha là người đã từng tuyên bố rằng Thỏa thuận Geneva được thống nhất giữa phe của ông Salah al-Namroush và đối thủ LNA "chắc chắn sẽ thất bại".

Các nguồn tin địa phương của Asharq Al-Awsat dự đoán rằng sẽ nổ ra các cuộc đụng độ mở miền tây Libya trong những ngày tới giữa hai thế lực quân sự của GNA và có thể khiến xung đột ở Libya tái bùng phát.

Nếu viễn cảnh nói trên trở thành sự thật, căn cứ vào các tuyên bố cứng rắn của ông Erdogan, chắc chắn Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ (TAF) sẽ có hành động.

Bị Nga ra đòn trừng phạt, Thổ dương đông ở Syria nhưng sẽ kích tây ở điểm nóng này? - Ảnh 8.

Một bản đồ của tổ chức phân tích ISW so sánh tương quan giữa thế lực của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ ở Trung Đông, Bắc Phi và Nam Caucasus.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại