Vai trò của Belarus trong giằng co chiến lược Nga-NATO

Lê Ngọc Thống |

Những "con sói NATO" mà đứng đầu là Mỹ đã vạch ra chiến dịch quân sự để xâu xé "Gấu Nga" vốn đang kiệt quệ sau khi Liên Xô sụp đổ bằng đòn tấn công chớp nhoáng (Blitzkrieg).

Tại sao NATO vẫn tồn tại khi Liên Xô đã sụp đổ? Lý do đầu tiên là Liên bang Nga chưa bị tan rã. Những "con sói NATO" đứng đầu là Mỹ đã vạch ra chiến dịch quân sự để xâu xé "gấu Nga" đang kiệt quệ sau khi Liên Xô sụp đổ bằng đòn tấn công chớp nhoáng (blitzkrieg).

Ý tưởng của chiến dịch dựa vào ý tưởng của phát xít Đức khi tấn công vào Ba Lan mở đầu Thế chiến 2, nay ngược lại, dùng Ba Lan làm bàn đạp, sử dụng đòn tấn công chớp nhoáng vào Liên bang Nga từ hướng Đông.

Để thực hiện ý đồ chiến dịch này, Mỹ-NATO không ngừng mở NATO về phía Đông… như chúng ta đã biết, nhưng trong đó quốc gia trọng điểm của chiến dịch, mang tính cốt lõi, thành bại cho đòn tấn công "Blitzkrieg" là Belarus.

Vai trò của Belarus trong giằng co chiến lược Nga-NATO - Ảnh 1.

Đối đầu Nga-NATO có thể sẽ còn quyết liệt hơn trong tương lai.

Belarus – miếng fomat thơm ngon, bổ…

Thực tế, giới lãnh đạo NATO thừa biết rằng kết nạp thêm các thành viên NATO không làm tăng thêm sức mạnh theo tỷ lệ. Nếu như trước đó, NATO có thể điều động 7 triệu quân tương đương với 90 sư đoàn các loại thì ngày nay điều này không thể.

Ngày nay, nếu tại châu Âu thì NATO chỉ có thể là điều động 3 triệu quân, trong đó lực lượng nòng cốt là quân đội Ba Lan với 120 ngàn quân chính quy và khoảng 90 ngàn quân địa phương.

Với lực lượng như vậy khi đối đầu với một đối thủ ngang ngửa về thực lực là rất khó khăn khi tấn công trên diện rộng. Trước tình hình đó Mỹ-NATO thực hiện một "chiến lược linh hoạt".

Trước hết, về tổ chức biên chế, đó là xây dựng đội hình tấn công cơ bản nhỏ gọn cấp tiểu đoàn. Tiểu đoàn này có tính cơ động cao, được hợp động tác chiến với không quân mạnh và được cung cấp bởi một hệ thống thông tin, trinh sát, tình báo tin cậy.

Về chiến thuật, nếu như đòn tấn công của Đức vào Ba Lan có tính chớp nhoáng nhưng trên một chu vi rộng (diện) thì đòn tấn công của Mỹ-NATO vào Nga sử dụng đơn vị tấn công cấp tiểu đoàn cũng chớp nhoáng, nhưng trên diện hẹp, (Blizkrieg điểm), vận động tấn công với vận tốc 50km/ngày.

Để hỗ trợ cho chiến thuật táo bạo này, Mỹ-NATO cần gì?

Muốn vậy, Mỹ-NATO phải làm sao kéo dài tuyến phòng thủ của Nga, tức đồng nghĩa với việc phân tán lực lượng Nga ra thì lúc đó đòn tấn công chớp nhoáng "điểm" của các đơn vị tấn công cấp tiểu đoàn mới có cơ hội khoan thủng nhanh chóng hệ thống phòng thủ Nga.

Vậy kéo dài hệ thống phòng thủ Nga bằng cách nào? Chúng ta xem bản đồ dưới đây:

Vai trò của Belarus trong giằng co chiến lược Nga-NATO - Ảnh 3.

Mỹ-NATO đã cần mẫn tiến hành từng bước khi kết nạp những quốc gia từ phía Đông tiến dần sát biên giới của Nga gồm Estonia, Latvia, Litva và Ba Lan trong đó, giáp biên giới Nga là:

*Biên giới trên bộ Estonia – Nga là 324 km, trong đó phần đất liền bằng phẳng chỉ 89km, còn lại là các gầm, thác hồ và sông Narva không thể triển khai cho các đơn vị chiến đấu (cấp tiểu đoàn) thực hiện tấn công nhanh, chớp nhoáng.

*Biên giới Nga –Latvia 270km, trong đó phần đất liền bằng phẳng chỉ có chưa đầy một nửa thích hợp cho các đơn vị thọc sâu của Mỹ-NATO tác chiến, còn lại là núi non hiểm trở.

Như vậy, với Nga trong điều kiện xưa và nay, phòng thủ trong một chiều dài biên giới 220 km (chiều dài mà Mỹ-NATO chỉ có thể triển khai cho các đơn vị tấn công chớp nhoáng vào Nga) thì quá chắc chắn. Do đó, điểm cốt lõi trong "chiến lược linh hoạt" của Mỹ-NATO là Belarus.

Tách Belarus ra khỏi Nga là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng có tính thành bại của chiến lược, chiến dịch tấn công chớp nhoáng… mà Mỹ-NATO đã rất bí mật, ấp ủ thực hiện… Tách Belarus ra khỏi Nga, nếu được thì Mỹ-NATO sẽ có 2 điều lợi lớn.

Thứ nhất, chiều dài phòng thủ bị kéo dài thêm 1.239 km trong đó có 900 km là chiều dài thuận lợi cho các đơn vị tấn công của NATO triển khai thực hiện đòn tấn công chớp nhoáng.

Thứ hai, ngay và luôn, Mỹ-NATO có thêm 65 ngàn quân của quân đội Belarus cùng các phương tiện quân sự - một lực lượng quân sự mạnh nhất nhì trong khu vực Baltic.

Như vậy, có thể nói Belarus như một miếng pho mát thơm, ngon, bổ mà Mỹ-NATO cực kỳ thèm muốn, đặc biệt là Ba Lan muốn truất quyền Đức - Pháp để bá quyền khu vực Đông Âu.

Nếu như Gruzia và Ukraine, Mỹ-NATO chưa kết nạp vào NATO vì chưa muốn căng thẳng với Nga tại thời điểm chưa cần thiết, nhưng nếu "cách mạng màu" tại Belarus thành công thì Belarus được kết nạp vào NATO chỉ là vấn đề thời gian.

Tuy nhiên… thật không may, hiện nay, tại châu Âu, không một ai dám "xấc xược" với Nga - Putin như trước đây… Trong cuộc chiến địa chính trị đối đầu với Putin, bạn có thể mặc cả, thậm chí đối lập, nhưng đừng dại dột dồn Putin vào một góc.

Miếng pho mát trong cái bẫy cực kỳ nguy hiểm!

Cuộc cách mạng màu tại Belarus do phương Tây, đứng đầu là Ba Lan và Litva tạo ra, nói chung đã hoàn toàn thất bại, nhưng tình hình bất ổn, biểu tình chống phá của phương Tây còn lâu mới kết thúc. Tuy nhiên, cơn ác mộng của phương Tây đã thành sự thật: Họ đã chính thức đẩy Belarus hoàn toàn về phía Nga.

Rõ ràng là Ba Lan, Litva trong canh bạc Belarus do quá tham vọng, hung hăng nên đã đặt cược quá lớn vào một Belomaidan giống một Ukomaidan như họ tưởng. Một cuộc cách mạng bất kỳ nào diễn ra, có nghĩa là bộc lộ toàn bộ lực lượng và ý chí thù địch… và nếu bị thất bại thì tổn thất là đặc biệt lớn lao.

Vai trò của Belarus trong giằng co chiến lược Nga-NATO - Ảnh 5.

Nga hiện giờ đã mạnh lên, đủ sức đối phó với bất cứ cuộc xung đột nào do NATO tiến hành.

Chiến thắng của Nga và chính quyền của Tổng thống Lukashenko ở Belarus đã cho Nga rút ra nhiều bài học, trong đó yếu tố quyết định là lập trường rõ ràng, dứt khoát, rắn như đinh của Nga qua tuyên bố của ông Putin.

Nhưng đồng thời chính vì thế, nó cũng khoét sâu thêm nỗi đau không thể chữa khỏi tại Ukraine mà không thể không nói rằng, Nga-Putin đã thất bại bởi Mỹ-NATO.

Tại sao năm 2015, khi chính quyền Damascus kêu gọi, Nga đã động binh và tại sao năm 2020, chính quyền Lukashenko kêu gọi, Nga cũng sẵn sàng động binh với tuyên bố rắn "Đừng ai can thiệp vào Belarus!" trong khi tại Ukraine trước đó lại không?

Bây giờ, lực lượng không quân Nga ngồi nhìn 3 máy bay B-52 của Mỹ đang tung tăng trên bầu trời Ukraine sẵn sàng phóng tên lửa hạt nhân vào lãnh thổ Nga. Không quân Nga không thể đánh chặn vì nó ở trong không phận Ukraine.

Rõ ràng, Nga đã có một Kaliningrad như thế nào với Châu Âu thì Mỹ đã thành công khi cũng có một vị trí như thế đối với Nga là Ukraine. Đau không!

Tất nhiên, một chính quyền có chủ quyền, vì lợi ích quốc gia thì chẳng bao giờ dại dột như vậy khi tự nhiên lại biến nước mình thành mục tiêu đáp trả hạt nhân của Nga… nhưng đây là chính quyền "chư hầu" của Mỹ thì Nga sẽ làm gì?

Có thể nói, trải nghiệm đau đớn tại Ukraine, có thể lúc đó Nga chưa mạnh như bây giờ đã khiến cho Nga cực kỳ nghiêm khắc tại Belarus.

Người châu Âu thừa biết, một miếng pho mát ngon, thơm và bổ đang bên cạnh "Gấu Nga" thì "đàn sói" đừng vội nhao vào mà dính một cái tát banh xác.

Điều đó có nghĩa là, đừng ai dại dột đụng đến Belarus vì chưa biết Tổng thống Putin sẽ làm những gì và không ai biết có những gì trong tay áo của ông.

Hiện nay Mỹ đã bố trí các đơn vị tấn công tại sát biên giới Nga, cụ thể một tiểu đoàn (đơn vị tấn công) xe tăng Mỹ có tối đa 550 người với 58 xe tăng M1A2 Abrams, 19 xe thiết giáp chở quân và 89 xe ô tô các loại.

Không phải ngẫu nhiên khi Nga trang bị cho các lữ đoàn pháo binh của mình những hệ thống pháo phản lực bắn loạt Tornado-G và Tornado-S mà một lần khai hỏa tập trung sẽ xóa sổ một tiểu đoàn tăng như đơn vị tấn công của Mỹ nói trên.

Và, còn nữa, câu hỏi đặt ra là liệu các nhà cầm quyền châu Âu có đọc, hiểu nội dung 4 tình huống để Nga sử dụng VKHN và 6 mục tiêu mà tên lửa, bom hạt nhân sẽ bay đến khi tình huống sử dụng xảy ra như trong học thuyết hạt nhân đã được Nga tuyên bố công khai bằng lời và văn bản hay không? Tại sao?

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại