Lộ mặt kẻ điều khiển "giải đấu đẫm máu": Anh hoảng hốt thất thanh kêu đừng để Gấu Nga thò chân vào Libya

Lê Ngọc Thống |

Thật bất ngờ là tại chiến trường Libya, chúng ta thấy dấu ấn của Mỹ khá mờ nhạt. Trong khi ông Erdogan đã buộc phải "quỳ gối" trước Tổng thống Nga Putin để được lợi lớn tại đây.

Ngay từ năm 2011, Mỹ đã bật đèn xanh và hỗ trợ cho Pháp – chủ trì lực lượng NATO tấn công Libya mà không trực tiếp tham gia. Quân Mỹ cũng không còn hiện diện tại Libya.

Trong khi đó, Trung Đông và Bắc Phi đã nổi lên một lực lượng mạnh, thiện chiến – "Gấu Nga", đến mức mà người Anh phải hoảng hốt thất thanh kêu NATO "đừng để Gấu Nga thò chân vào Libya – Bắc Phi"… còn Mỹ thì đang oằn mình với Iran, Iraq và các mỏ dầu tại Syria.

Vì vậy, chắc chắn không phải Mỹ, nhưng nếu có kẻ điều khiển sự hỗn loạn này thì kẻ đó là Nga.

Lộ mặt kẻ điều khiển giải đấu đẫm máu: Anh hoảng hốt thất thanh kêu đừng để Gấu Nga thò chân vào Libya - Ảnh 1.

Thổ Nhĩ Kỳ - "cái nêm" đa năng, lợi hại của Nga

Nhìn… có vẻ như Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã có thỏa thuận ngầm về Syria (quá rõ ràng) và điều quan tâm ở đây là họ thỏa thuận ngầm về cả Libya.

Có điều đáng lưu ý là ở Syria, Thổ Nhĩ Kỳ luôn ở trong một tình thế bị cưỡng ép, bắt buộc phải đi đến thỏa thuận. Còn tại Libya?

Không khó để nhận biết với sự tham chiến của lính đánh thuê (PMC) Nga hỗ trợ cho tướng Khalifa Haftar, chỉ huy Lực lượng Quân đội Quốc gia Libya (LNA).

Theo số liệu truyền thông ước tính, dưới sự hỗ trợ của khoảng 1.600 lính đánh thuê Nga, LNA đã mở chiến dịch đánh chiếm Thủ đô Tripoli, đầu não của Chính phủ Đoàn kết dân tộc (GNA) – lực lượng được Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ, bảo vệ. GNA đang trong tình trạng bị tan rã.

Lộ mặt kẻ điều khiển giải đấu đẫm máu: Anh hoảng hốt thất thanh kêu đừng để Gấu Nga thò chân vào Libya - Ảnh 2.

Các tay súng được cho là lính đánh thuê Nga (PMC) tại Libya.

Đến đây phải nói rằng nhãn quan chiến lược của người Nga-Putin cực kỳ nhạy bén. Nếu như quan điểm của Tổng thống Putin xác định rằng, Syria hay Libya trong tình thế phe phái phức tạp như hiện giờ thì không bao giờ có sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, ổn định chính trị cho một bên nào đó.

Nga không thể có đủ nguồn lực để giúp ông Assad ổn định chính trị sau khi thống nhất lãnh thổ và, cũng như với tướng Haftar của LNA nhằm thống nhất Libya để ổn định chính trị lâu dài, trong khi Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, các quốc gia vùng Vịnh, NATO rắp tâm và ra sức phá hoại…

Vì vậy, kết thúc chiến tranh như nào, ra sao, có lợi nhất về địa chính trị, quân sự, kinh tế tại Trung Đông-Bắc Phi qua chiến trường Syria và Libya với Nga là một nghệ thuật khó gấp vạn lần mở đầu cuộc chiến.

Chính lẽ đó, tại Syria, ngay sau chiến thắng trong chiến dịch Idlib, hai người đồng cấp Putin và Erdogan đã gặp nhau ký thỏa thuận về khu vực Idlib-Syria trong tháng 3/2020.

Dư luận và ngay cả truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng tại Moscow, TT Erdogan đã buộc phải "quỳ gối" trước TT Putin, nhưng họ không biết rằng, để tại Libya, Ankara được lợi ích lớn.

Rõ ràng, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã thỏa thuận với nhau khu vực Idlib – Syria không chỉ dựa trên kết quả quân sự trên chiến trường Idlib mà qua cả chiến trường Libya… khi yêu cầu LNA gặp GNA tại Moscwo đàm phán thỏa thuận đình chiến.

Lúc đó, Thổ Nhĩ Kỳ và GNA yêu cầu LNA ngừng bắn tuy nhiên, tướng Haftar đã từ chối đàm phán và thẳng thừng bỏ về như chúng ta đã biết.

Hành động từ chối đàm phán hòa bình do Nga đề xuất của tướng Haftar khi kết quả quân sự đang có lợi thế lớn là một phán đoán, nhận thức sai lầm của ông ta khi đánh giá thấp sức mạnh, sự quyết tâm của ông Erdogan và không cùng tầm nhìn và ý đồ của Putin như đã nêu trên.

Vì vậy, bắt đầu từ thời điểm này, trên chiến trường, lực lượng PMC Nga - xung lực chính cho chiến thắng của LNA, đã rời khỏi tiền tuyến một cách bất ngờ, bí ẩn. Do không có sự bảo vệ từ trên không, quân LNA chủ yếu là tháo chạy để lại các loại vũ khí, trang bị gồm cả Pantsir-S1.

Việc Nga làm ngơ, không nhiệt tình với LNA đã dạy cho tướng Haftar một bài học, vô tình giúp Thổ Nhĩ Kỳ lội ngược dòng thành công ngoạn mục.

Lộ mặt kẻ điều khiển giải đấu đẫm máu: Anh hoảng hốt thất thanh kêu đừng để Gấu Nga thò chân vào Libya - Ảnh 4.

Lực lượng LNA của tướng Haftar gần đây thua liểng xiểng, để mất nhiều địa bàn chiến lược vào tay GNA.

TT Erdogan vừa bảo vệ được GNA tức là bảo vệ được thỏa thuận "Khiên Địa Trung Hải" đã ký với thủ tướng GNA, lại vừa chiếm lợi thế lớn trong cuộc đàm phán mà Thổ Nhĩ Kỳ ra điều kiện với LNA và các bên ủng hộ LNA.

Lần này, thay vì Thổ Nhĩ Kỳ và GNA xin ngừng bắn thì ngược lại Ai Cập và LNA xin được ngừng bắn, tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ và GNA không chấp nhận, họ phát huy chiến thắng mở chiến dịch truy kích đánh chiến Sirte và Al-Jufra. Nếu mất nó, LNA gần như chấm hết.

Sự quá đà của Thổ Nhĩ Kỳ khiến Nga đã ra tay. Một loạt các máy bay lạ do Nga sản xuất đã xuất hiện tấn công vào căn cứ quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ trên Libya cùng tên lửa diệt UAV mới. Người Thổ Nhĩ Kỳ bị thiệt hại nặng khiến mất sức chiến đấu trong chiến dịch giành quyền kiểm soát Sirte và Al-Jufra.

Giới quân sự cho rằng, UAE, Ai Cập vốn đã có máy bay, tên lửa Nga, nay họ chi tiền thuê những phi công nghỉ hưu lão luyện, các trắc thủ tên lửa người Nga, trong PMC để chiến đấu chứ không phải trực tiếp là Quân đội Nga. Đương nhiên, PMC Nga sẽ không tấn công lực lượng mà Nga ủng hộ.

Như vậy, tại Libya hiện giờ có tới 2 "lằn ranh đỏ": Một của Ai Cập đó là nếu Thổ Nhĩ Kỳ và GNA tấn công đánh chiếm Sirte và Al-Jufra và hai là của Algeria, nếu Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân đội kiểm soát toàn Libya.

Với thế trận các bên như trên, nguy cơ Thổ Nhĩ Kỳ vượt "lắn ranh đỏ" khiến Ai Cập báo động quân đội sẵn sàng chiến đấu, đồng thời, quân đội Algeria cũng trong tình trạng can thiệp vào Libya cao hơn để đối phó với Thổ Nhĩ Kỳ.

Khả năng Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Ai Cập… thỏa thuận các vùng đệm ảnh hưởng đã khiến Pháp đứng ngồi không yên, cho nên, mọi khả năng tiếp tế bằng đường biển về vũ khí, lính đánh thuê bất chấp lệnh cấm vận vũ khí của NATO khiến Pháp lồng lộn, tức tối…

Thổ Nhĩ Kỳ bảo vệ được GNA tức thỏa thuận ký kết với GNA về vùng đặc quyền tại hành lang Đông Địa Tung Hải được bảo đảm cũng khiến cho Hy Lạp và Ý không chấp nhận.

Phải chăng Thổ Nhĩ Kỳ là nguyên nhân khiến NATO, các quốc gia vùng Vịnh chia rẽ đối đầu nhau?

Lộ mặt kẻ điều khiển giải đấu đẫm máu: Anh hoảng hốt thất thanh kêu đừng để Gấu Nga thò chân vào Libya - Ảnh 6.

Ai Cập đang đặt mua nhiều xe tăng T-90 hiện đại từ Nga.

Ai được lợi trong thế trận căng thẳng này?

Đầu tiên, trước tình hình chiến sự căng thẳng, số đơn đặt hàng về vũ khí của Nga tăng mạnh.

Trước tình hình Ý và Thổ Nhĩ Kỳ đang chuẩn bị một cuộc tấn công vào thành phố cảng Sirte và Al-Jufra từ biển, khi ngoài khơi Sirte, xuất hiện ít nhất 5 tàu chiến Thổ Nhĩ Kỳ và một khu trục Ý. Ai Cập đã khẩn trương đề nghị mua từ Nga các hệ thống tên lửa bờ Bastion-P tối tân mà ngoài Nga, mới chỉ duy nhất Việt Nam có.

Truyền thông Ả Rập, dẫn nguồn tin chính thức ở Ai Cập, báo cáo rằng Nga đã đồng ý và đẩy nhanh tiến độ. Việc Ai Cập mua của Nga nhưng thực tế là trao cho quân của Haftar sử dụng đã thay đổi tính toán tác chiến của Ý-Thổ Nhĩ Kỳ.

Người Ai Cập đã mua rất nhiều vũ khí đắt tiền của Mỹ, ví dụ như xe tăng M1 Abrams và xe bọc thép MRAP và cả vũ khí Nga như cả hệ thống phòng không S-300VM Antey-2500, máy bay tiêm kích đa năng MiG-29.

Mặc dù có số lượng xe tăng M1 Abrams lớn, nhưng Ai Cập vẫn ký hợp đồng mua và được chuyển giao công nghệ 500 xe tăng T-90 của Nga. Đối với Ai Cập, trong tình thế chia phe tại Libya, nhà cung cấp Nga có độ tin cậy hơn Mỹ.

Điều thú vị là, Quân đội Algeria thích sử dụng các loại vũ khí chủ yếu do Nga sản xuất: máy bay chiến đấu đa năng Su-30MKA, tàu ngầm Kilo thuộc Dự án 636, xe tăng T-90S, hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU-2 và hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-S1.

Thứ hai, trong mắt các phe phái, các bên tại Libya, Syria hay Trung Đông… Nga đã trở thành một người bảo lãnh chính, bởi Nga ủng hộ bên nào thì bên đó thường sẽ thắng lợi về quân sự.

Chính vì thế, Nga khác Mỹ, không muốn và không tham vọng trở thành Cảnh sát thế giới hay "chính phủ thế giới", để thắng trận đấu nhưng thua cả giải đấu. Đó chính là sự khôn khéo, tạo ra và kiểm soát được cục diện địa chính trị có lợi.

Cuối cùng, nếu như có một cuộc xung đột, nơi Thổ Nhĩ Kỳ và Algeria có thể bắt đầu chiến đấu với Ai Cập và Pháp… thì chúng có khả năng vẽ lại hoàn toàn bản đồ Đại Trung Đông và gây ra hậu quả tàn khốc cho toàn bộ khu vực thì Nga cũng…hưởng lợi.

Nga đã chuẩn bị sẵn sàng về an toàn hàng hải cho tuyến NSR ở Bắc Cực một khi kênh đào Suez rơi và vòng chinh chiến.

Với điều kiện "cần vào đủ" như vậy, liệu Nga có phải là kẻ điều khiển giải đấu hay không nếu như nhìn từ tư tưởng chiến lược "hỗn loạn có điều khiển" của Mỹ lâu nay?

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại