AP giải thích: Tại sao Ấn Độ được dự báo sẽ có hàng loạt "đỉnh dịch" Covid-19 liên tiếp?

Bích Ngọc |

Chỉ trong ba tuần gần đây, Ấn Độ đã từ vị trí thứ 6 lên vị trí thứ 3 trong số các nước bị ảnh hưởng lớn nhất thế giới do vi-rút corona.

Chỉ trong 3 tuần, số ca nhiễm của Ấn Độ đã tăng vọt theo cấp số nhân, làm cho nước này nhảy từ từ vị trí thứ 6 lên vị trí nước thứ 3 các nước bị ảnh hưởng trầm trọng nhất thế giới, theo trường đại học Johns Hopkins. Hệ thống y tế Ấn độ vốn dĩ đã rất mong manh nay có thể trở thành thảm họa cho dù đã được chính phủ nỗ lực củng cố rất nhiều trong mấy tháng vừa qua.

Liên tục tăng theo cấp số nhân

Ấn Độ đã có 793.802 ca nhiễm và hơn 21.600 ca tử vong, trong đó cứ sau ba tuần số ca mắc lại tăng gấp đôi. Mặc dù nước này hiện nay đang cho xét nghiệm hơn 250.000 mẫu bệnh mỗi ngày, là con số khá lớn so với thời gian trước đây nhưng các chuyên gia cho rằng như vậy vẫn là không đủ đối với một đất nước gần 1,4 tỷ dân.

Tiến sĩ Anant Bhan, một nhà nghiên cứu về y tế toàn cầu đã phát biểu rằng: "Những gì chúng ta nghĩ đã là "đỉnh" ở Ấn Độ thực ra đều là sai vì ở Ấn độ dự báo là sẽ không có "đỉnh" mà sẽ là "hàng loạt đỉnh" liên tiếp nhau. Ông cũng cho biết thời gian trước, thủ đô New Delhi Ấn Độ và thành phố Mumbai đã chứng kiến sự gia tăng số ca nhiễm một cách khủng khiếp, và bây giờ mới tới lượt các thành phố nhỏ hay vùng nông thôn bắt đầu tăng nhanh. Số lượng ca nhiễm thực tế trong cộng đồng sẽ khó để biết chính xác trừ khi nước này phải tăng số lượng mẫu xét nghiệm lên rất nhiều lần.

Số liệu thiếu rõ ràng

Hôm thứ 5 tuần này Bộ Y tế Ấn Độ cho biết nước này đang thực hiện "khá tốt" việc kiềm chế COVID-19, rằng cứ một triệu người thì có 13 người chết, trong khi tỉ lệ này ở Mỹ là 400 người và ở Brazil là 320 người. Tuy nhiên, tiến sĩ Jayaprakash Muliyil, nhà dịch tễ học tại Đại học Y Christian ở Vellore, cũng là tư vấn viên cho chính phủ nước này cho biế sự thật là hoàn toàn không thể biết được chính xác mức độ thiệt hại thực tế ở Ấn Độ bởi vì ở tất cả các địa phương đều không hề có cơ chế báo cáo nào đo lường số lượng người chết thực sự là bao nhiêu.

Dữ liệu chính thức cho thấy có tới 43% số người chết do vi-rút corona nằm trong độ tuổi từ 30 tới 60 nhưng các số liệu khảo sát của thế giới thì đều chứng minh rằng căn bệnh này đặc biệt gây tử vong cho người lớn tuổi. Như vậy, theo tiến sỹ Muliyil thì có thể số liệu của nước này đã bỏ sót không đếm số lượt tử vong của rất nhiều người già.

Thiếu sự chỉ đạo trung tâm

Ở Ấn Độ, Y tế công cộng do từng bang quản lý, dẫn tới chất lượng không đồng đều, có nơi làm tốt có nơi không. Bang Kerala ở phía nam nước này, nơi được phát hiện 3 ca nhiễm đầu tiên ở Ấn Độ được coi là hình mẫu cho các nơi khác học tập. Địa phương này đã tổ chức cách ly bệnh nhân sớm, truy xuất nguồn gốc đi lại của bệnh nhân, cách ly liên lạc và xét nghiệm rất gắt gao.

Ngược lại, Delhi, thủ đô Ấn Độ lại bị chỉ trích rất nặng nề vì đã không lường trước được tình huống khi số ca nhiễm tăng lên rất nhanh trong các tuần gần đây. Rất nhiều người đã không thể thoát khỏi cái chết sau khi bị các bệnh viện từ chối chữa trị vì quá tải. Việc này đã khiến Bộ Nội vụ can thiệp và phân bổ khoảng 500 khoang tàu hỏa làm bệnh viện dã chiến để có chỗ chữa trị cho người dân.

Nhưng sau khi giải quyết được vấn đề giường bệnh thì các quan chức nơi đây lại phải rối ren về việc thiếu hụt trầm trọng lực lượng nhân viên y tế có trình độ và có kinh nghiệm. Theo giáo sư kinh tế Jishnu Das tại Đại học Georgetown, hiện tại nước này đang thiếu sự điều phối trung tâm, dẫn tới không có sự điều chuyển nhân viên y tế từ tiểu bang này sang tiểu bang khác, cũng như việc nước này không có dữ liệu chuẩn để giúp ra các quyết sách phù hợp.

Giáo sư Das nói: "Điều lớn nhất mà chúng ta học được từ đại dịch này là chính từ rất nhiều "vết nứt" trong hệ thống của chúng ta dẫn tới chúng không chỉ còn là một vết nứt nữa, mà trở thành một lỗ hổng lớn".

Vai trò của Ấn Độ trong cuộc chiến chung

Ấn Độ đã phát triển được bảy loại vắc-xin khác nhau trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng, trong đó có một loại của Bharat Biotech mà Hội đồng nghiên cứu Y khoa Ấn Độ cam kết sẽ có kết quả thử nghiệm trên người từ 15 tháng 8, ngày Tết Độc lập của nước này. Cho dù Ấn Độ có đứng đầu thế giới trong cuộc đua về vắc-xin hay không thì nước này cũng đóng góp vai trò rất lớn trong công cuộc chống căn bệnh COVID-19 trên thế giới.

Viện Huyết thanh Ấn Độ ở trung tâm thành phố Pune là nhà sản xuất vắc-xin lớn nhất thế giới. Ấn độ có thể sản xuất khoảng 1,000 máy thở và 600,000 bộ bảo hộ cá nhân mỗi ngày. Đây là công suất khiến nước này được xếp vào vị trí thứ hai trên thế giới về lĩnh vực cung cấp dụng cụ bảo vệ cá nhân sau Trung Quốc.

Biểu đồ kinh tế

Mặc dù Ấn Độ vẫn duy trì đóng cửa các đường bay thương mại với các nước khác nhưng nền kinh tế này đã mở cửa trở lại khá nhiều. Các hoạt động tiêu dùng đã hồi phục trở lại gần bằng mức trước khi có dịch. Vì công nhân các nhà máy rời thành phố khi Ấn Độ ban bố lệnh phong tỏa từ 24 tháng 3 nay đã trở lại làm việc và nhiều chủ doanh nghiệp đã trợ cấp chi phí ăn ở cho công nhân.

Mặc dù COVID-19 vẫn hoành hành nhưng thủ tướng Narandra Modi vẫn tiếp tục cuộc đối đầu quân sự với Trung Quốc trong việc tranh chấp biên giới giữa hai nước với mục đích chứng minh về một "Ấn Độ tự lực", nơi mà ngành công nghiệp hộ gia đình sẽ càng phát triển mạnh mẽ hơn trong giai đoạn dịch bệnh này.

Theo abc news

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại