Nắm một tay vào "cúp chiến thắng", Nga chỉ còn một nhiệm vụ cuối cùng ở Syria?

Mạnh Kiên |

Có người cho rằng đó là dấu hiệu cho thấy kỷ nguyên quyền lực của Tổng thống Assad chuẩn bị chấm dứt. Những người khác lại giữ quan điểm Moscow sẽ không can thiệp vào các vấn đề đối nội của Syria.

Tranh cãi Moscow-Damascus

Tình hình ở Syria tiếp tục trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của quốc tế, nhưng đó không phải là tin tức về các cuộc giao tranh mới nhất hay những tiến triển về giải pháp hòa bình ở quốc gia bị chiến tranh tàn phá.

Thay vào đó là các vấn đề khác liên quan đến sự sứt mẻ trong mối quan hệ giữa Moscow và Damascus, về việc Nga không còn muốn Tổng thống Bashar al-Assad nắm quyền hay câu hỏi Nga sẽ giải quyết như thế nào đối với mớ bòng bong chính trị ở Syria trong giai đoạn cuộc chiến đang dần kết thúc.

Có người cho rằng đó là dấu hiệu cho thấy kỷ nguyên quyền lực của Tổng thống Assad chuẩn bị chấm dứt. Nhưng người khác lại giữ quan điểm Moscow sẽ không can thiệp vào các vấn đề đối nội của Syria.

Cần phải thừa nhận rằng sự can thiệp của quân đội Nga – được thực hiện theo lời mời của Damascus - đã đảm bảo giữ vững quyền lực của chính quyền Tổng thống Assad.

Mặc dù Moscow nhiều lần khẳng định hành động can thiệp này chỉ để giúp Syria thoát khỏi mối đe dọa khủng bố chứ không ngăn chặn sự sụp đổ của một hệ thống chính trị hay cứu vãn bất kỳ cá nhân cụ thể nào. Tuy nhiên, ai cũng hiểu rằng sự giúp sức của Nga thực sự đã làm như vậy.

Bất chấp những suy đoán về việc Nga muốn từ bỏ mối quan hệ với Tổng thống Assad, cựu Đại sứ Ai Cập ở Liên Hợp Quốc Ramzy Ezzeldin nhận định rằng, lập trường của Nga là chừng nào cuộc chiến chống khủng bố còn tiếp diễn, Syria cần một chỉ huy lực lượng vũ trang tối cao.

Đó là điều cần thiết để duy trì sự gắn kết cho quân đội Syria vốn đã rệu rã. Chỉ một sự cố hoặc mâu thuẫn nhỏ cũng khiến cho lực lượng này sụp đổ. Và người tổng tư lệnh đó chỉ có thể là Tổng thống Bashar Assad.

Mặc dù chủ nghĩa khủng bố đang thoái trào ở hầu hết các khu vực ở Syria, nhưng mối đe dọa đó vẫn tiếp tục ở thành trì Idlib cuối cùng. Do đó, có thể hiểu rằng cuộc chiến chống khủng bố ở giai đoạn này sẽ chỉ tập trung vào tình hình Idlib.

Nga đã bảo đảm sự hiện diện lâu dài ở Syria và cứu vãn chính quyền Syria khỏi sự sụp đổ, từ đó nâng cao tầm vóc quốc tế của Moscow. Tổng thống Vladimir Putin giờ đây cần tuyên bố, ông đã loại bỏ mối đe dọa khủng bố phát ra từ Syria.

Sau đó ông có thể thông báo đã hoàn thành các mục tiêu của sự can thiệp quân đội. Điều này sẽ giúp Nga danh chính ngôn thuận trong hành động hơn ở Syria và tránh bị những quốc gia khác chỉ trích là can thiệp vào công việc nội bộ.

Để đạt được mục tiêu này, Nga cần phải mở lại đường cao tốc chiến lược M4 nối Aleppo đến Latakia, theo quy định trong thỏa thuận ngừng bắn Nga-Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 3.

Nhiệm vụ cuối cùng của Nga

Nắm một tay vào cúp chiến thắng, Nga chỉ còn một nhiệm vụ cuối cùng ở Syria? - Ảnh 2.

Nga-Thổ sẽ cần đảm bảo mở lại đường cao tốc M4.

Sau những khó khăn ban đầu, giờ đây có vẻ như các cuộc tuần tra chung giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ trên đường cao tốc M4 đã đạt được tiến bộ. Một khi các cuộc tuần tra chung bảo vệ đường cao tốc và vùng đệm xung quanh được đảm bảo, mối đe dọa khủng bố sẽ giảm đáng kể và giao thông thương mại có thể nối lại giữa Aleppo và cảng Latakia trên bờ Địa Trung Hải. Điều này có tầm quan trọng sống còn đối với bất kỳ sự hồi sinh kinh tế nào trong tương lai ở Syria.

Một khi tình hình Idlib giải quyết ổn định, Nga có thể đặt trách nhiệm loại bỏ những kẻ khủng bố còn sót lại vào tay Thổ Nhĩ Kỳ như những thỏa thuận trước đó. Một khi M4 được bảo đảm, sẽ không có gì ngạc nhiên khi Moscow tuyên bố rằng các mục tiêu quân sự của họ ở Syria đã được đáp ứng. Kỳ vọng là Nga sau đó sẽ cần tập trung sức lực để đẩy nhanh tiến trình chính trị.

Nga hiểu rằng để đạt được thành công ở Syria, họ cần phải biến những thành tựu quân sự của mình thành lợi ích chính trị.

Và để đạt được điều đó, cần phải đạt được một giải pháp chính trị thông qua việc thực hiện đầy đủ Nghị quyết 2254 của Hội đồng Bảo an, bắt đầu bằng cải cách hiến pháp, sau đó là bầu cử tự do và công bằng, trong đó tất cả người Syria sẽ tham gia.

Nhưng trước mắt, Nga cần nỗ lực hỗ trợ Chính phủ Syria trong việc giành lại toàn bộ lãnh thổ, đây sẽ là mục tiêu mà Moscow đạt được trong tương lai bằng cách làm trung gian giữa Damascus và Ankara, hướng tới những thỏa thuận ổn định biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ và giải pháp cho vấn đề người Kurd ở Syria.

Nếu Nga thành công, nỗ lực như vậy sẽ tiếp tục nâng cao vị thế nước này ở Trung Đông.

Quan trọng hơn cả, thành công của Nga trong việc thực hiện các chính sách của mình ở Syria sẽ phụ thuộc phần lớn vào cách nước này quản lý các mối quan hệ không chỉ với Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ, mà cả với Iran.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại