Nuôi cấy 5 mẫu virus của 8 ca tái dương tính, kết quả "bất hoạt"

Ngọc Anh (tổng hợp) |

Hiện một số cơ sở đã thực hiện việc nuôi cấy 5/8 mẫu virus của các ca dương tính lại nhưng các virus này không phát triển. Các nhà chuyên môn nhận định có thể đây là virus bất hoạt.


* Cập nhật...

Khả năng lây nhiễm của các ca tái dương tính rất thấp

Chiều ngày 28/4, tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ về công tác phòng, chống dịch Covid-19, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế cũng thông tin về 8 trường hợp bệnh nhân Covid-19 dương tính trở lại với virus SARS-CoV-2 sau khi được công bố khỏi bệnh hiện đang được điều trị, cách ly, theo dõi sức khỏe tại bệnh viện.

Hiện một số cơ sở đã thực hiện việc nuôi cấy 5/8 mẫu virus của các ca dương tính lại nhưng các virus này không phát triển. Các nhà chuyên môn nhận định có thể đây là virus bất hoạt (virus không hoạt động). Về lý thuyết, khả năng lây nhiễm của các ca tái dương tính này rất thấp.

(Link bài gốc tại đây)

Chuyên gia phân tích về nguy cơ liệu Việt Nam có "làn sóng thứ hai" hay không?

Trên Zing.vn, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng )Bộ Y tế), cố vấn Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, nhận định: 

Chúng ta phải xác định vẫn còn có thể có những ca dương tính ngoài cộng đồng. Một đất nước cả 100 triệu dân, vẫn còn đi lại, gặp nhau, hơn nữa, có nhiều người mắc không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. Do đó, nguy cơ còn ca mắc ngoài cộng đồng là vẫn luôn có.

Nhưng ông quả quyết: "Nhiều người hay nhắc tới làn sóng thứ hai ở Singapore, được hiểu là hết dịch rồi lại bùng lại. Tôi nghĩ Việt Nam sẽ làm tốt được việc ngăn chặn, phát hiện, khoanh vùng, cách ly, dập dịch, nên khó có nguy cơ này. Sắp tới, chúng ta có thể có những ổ dịch nhưng sẽ không lớn, rải rác và sẽ kiểm soát được".

(Xem trọn vẹn bài phỏng vấn với PGS.TS Trần Đắc Phu tại đây)

Nuôi cấy 5 mẫu virus của 8 ca tái dương tính, kết quả bất hoạt - Ảnh 3.

Nguồn: Bộ Y tế / Zing

Chuyên gia cảnh báo các triệu chứng trên da của bệnh nhân nhiễm Covid-19

Một báo cáo từ Ý gần đây cho thấy cứ 1 trong 5 bệnh nhân Covid-19 có những triệu chứng da liễu. Gần một nửa bệnh nhân nổi mẩn trên da trước khi có bệnh Covid-19, và cũng khoảng một nửa bệnh nhân có các triệu chứng về da sau khi nhập viện.

Đọc bài viết đầy đủ của bác sĩ Huỳnh Wynn Trần từ Mỹ viết cho Lotus.vn tại đây: 

Vì sao người trẻ mắc Covid-19 gia tăng tình trạng đột quỵ?

Báo Công An Nhân Dân dẫn thông tin từ Washington Post chỉ ra rằng, có hiện tượng gia tăng người mắc Covid-19 dù trẻ tuổi nhưng tử vong do đột quỵ. Lý do thấy nhiều là tình trạng tắc mạch (LVO) ở một trong những động mạch chính của não. 

Các nhà nghiên cứu nghiên cứu tin rằng LVO xảy ra ở bệnh nhân COVID-19 do hiện tượng đông máu, đã được phát hiện ở những bệnh nhân bị nhiễm bệnh.

(Xem tin gốc tại đây)

Bệnh lao và bệnh do virus corona khác nhau ra sao?

Trên mạng xã hội Lotus.vn, BS Trần Đình Thanh (Thầy thuốc ưu tú, chuyên khoa 2 trưởng khoa Ung bướu Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn) đã có bài viết về vấn đề này, giải đáp một câu hỏi quan trọng: Có phải những người bị bệnh lao có nguy cơ bị nhiễm Covid 19, mắc bệnh nặng và tử vong không? 

12 điểm thành công trong công cuộc chống dịch Covid-19 của Việt Nam

Nhà văn, nhà báo nổi tiếng Indonesia Agus Marwan, Tổng Thư ký Diễn đàn Văn chương Indonesia, cho rằng quốc gia đáng quan tâm nhất trong đại dịch Covid-19 là Việt Nam đồng thời có bài phân tích chiến lược 12 điểm thành công của Việt Nam trong cuộc chiến chống sự lây lan của  virus SARS-CoV-2.

Báo Vietnam+ dẫn lại 12 điểm thành công của Việt Nam trong cuộc chiến chống Covid-19 được chuyên gia Agus Marwan nêu ra như sau:

Một là chủ trương "chống dịch như chống giặc".

Hai là, áp dụng chính sách phong tỏa hạn chế.

Nuôi cấy 5 mẫu virus của 8 ca tái dương tính, kết quả bất hoạt - Ảnh 10.

Máy tự động nhắc phòng dịch COVID-19 - mô hình tuyên truyền sáng tạo ở một huyện Đăk Hà (Kon Tum). (Ảnh: Cao Nguyên/TTXVN)

Ba là, tiến hành giám sát chặt chẽ và bảo vệ an ninh tại khu vực biên giới.

Bốn là, ngừng các chuyến bay đến và đi từ vùng dịch, hạn chế nhập cảnh đối với người nước ngoài, ngoại trừ những người mang hộ chiếu ngoại giao.

Năm là, huy động lực lượng an ninh để xác minh, theo dõi và giám sát những người từng tiếp xúc với các ca nhiễm bệnh. Cộng đồng cũng tham gia cung cấp thông tin liên quan đến các ca mắc COVID-19 và thông báo về các đối tượng từng tiếp xúc với những người nhiễm bệnh.

Sáu là, yêu cầu mọi công dân phải đeo khẩu trang ở các địa điểm công cộng.

Bảy là, đóng cửa các địa điểm dịch vụ công cộng.

Tám là, ban hành chính sách giãn cách xã hội.

Chín là, áp dụng hướng dẫn điều trị bệnh nhân Covid-19 bằng cách: các bác sĩ được yêu cầu điều trị các triệu chứng như sốt; bệnh nhân phải thực hiện chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt và sử dụng các thực phẩm bổ dưỡng; theo dõi mức độ bão hòa ôxy trong máu của các bệnh nhân.

Mười là, lập các cơ sở phát hiện bệnh nhân Covid-19 khẩn cấp tại các khu dân cư nhằm phát hiện sớm các ca lây nhiễm.

Mười một là, lan tỏa các thông điệp truyền thông rõ ràng về Covid-19 và kiểm soát tin giả trong không gian mạng.

Mười hai là, huy động các sinh viên trường y, bác sĩ và y tá đã nghỉ hưu tham gia cuộc chiến chống Covid-19 nhằm tăng “quân số” cho tuyến đầu chống dịch.

(Cụ thể hơn về 12 điều này, mời xem link gốc tại đây)


Chưa ghi nhận ca mắc Covid-19 do lây từ bệnh nhân tái dương tính

Chia sẻ trên báo Thanh niên, ông Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp của Trung tâm đáp ứng khẩn cấp các sự kiện y tế công cộng - Bộ Y tế nhận định, những trường hợp có xét nghiệm âm tính trở lại có thể không phải tái nhiễm mà do âm tính giả, vì tại thời điểm lấy mẫu, mẫu vi rút yếu chứ chưa hết hoàn toàn.

Theo ông Trần Đắc Phu, khả năng lây nhiễm bệnh cho người khác từ các trường hợp tái dương tính sẽ không cao. Hiện chưa ghi nhận các ca tiếp xúc gần của bệnh nhân tái dương tính bị lây nhiễm bệnh.

PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), đánh giá SARS-CoV-2 là vi rút mới nên cần tiếp tục tìm hiểu về khả năng lây lan cũng như độc lực. Ông Khuê cho biết, thực tế điều trị cho thấy, có những bệnh nhân khởi đầu không có triệu chứng đặc biệt, nhưng 5 - 6 ngày sau có diễn biến nặng, tổn thương phổi, suy hô hấp.

(Xem link gốc tại đây)

Nhật Bản đưa thuốc Remdesivir vào thử nghiệm

Theo thông tin trên Vietnamplus.vn, Thủ tướng Nhật bản Abe Shinzo cho biết chính phủ nước này dự kiến sớm thông qua việc sử dụng thuốc kháng virus Remdesivir trong điều trị cho các bệnh nhân mắc Covid-19.

Remdesivir do công ty dược phẩm Gilead Sciences của Mỹ điều chế, vốn là loại thuốc được nghiên cứu để điều trị Ebola. Loại thuốc này sẽ được thử nghiệm tại Nhật Bản vào tháng 5 tới.

Nuôi cấy 5 mẫu virus của 8 ca tái dương tính, kết quả bất hoạt - Ảnh 13.

Nguồn: Vietnam+

(Xem link gốc tại đây)


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại