5 máy bay chiến đấu nguy hiểm nhất của Trung Quốc hiện nay

QS |

Mẫu máy bay chiến đấu mạnh nhất của Trung Quốc hiện nay lại không phải là tiêm kích Su-35 mà Bắc Kinh mua từ Nga.

Theo tạp chí MW, Trung Quốc đang trên đường trở thành lực lượng không quân hàng đầu thế giới vào năm 2030. Một số thiết kế máy bay chiến đấu thế hệ mới của nước này sẽ được đưa vào trang bị trong thập kỷ tới, còn hiện nay 5 chiến đấu cơ dưới đây được đánh giá là mạnh nhất trong Không quân Trung Quốc.

1. J-20

5 máy bay chiến đấu nguy hiểm nhất của Trung Quốc hiện nay - Ảnh 1.

Là mẫu tiêm kích thế hệ 5 đầu tiên được phát triển bên ngoài nước Mỹ, J-20 được Trung Quốc lắp đặt động cơ WS-10C nội địa, hệ thống tác chiến điện tử và nhiều cải tiến khác.

Trung Quốc tuyên bố mẫu tiêm kích hạng nặng, hai động cơ này ngang ngửa với F-22 của Mỹ, và nó được trang bị tên lửa không-đối-không PL-15, cùng radar quét mảng pha điện tử chủ động (AESA) với khả năng nhận thức tình huống “tuyệt vời”.

Trong tương lai, J-20 có thể sẽ được tiếp tục tích hợp các công nghệ thế hệ mới, từ công nghệ tên lửa không-đối-không siêu vượt âm cho tới lớp phủ tàng hình, thiết bị điện tử mới và vũ khí laser.

2. Su-35

5 máy bay chiến đấu nguy hiểm nhất của Trung Quốc hiện nay - Ảnh 2.

Do Trung Quốc đặt mua từ Nga năm 2015, máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không thế hệ 4++ Su-35 được thiết kế để đánh bại F-22. Khung máy bay được tối ưu để Su-35 đạt được độ cơ động cao và được chế tạo từ vật liệu composite để giảm khối lượng.

Máy bay trang bị động cơ vector lực đẩy 3 chiều mạnh mẽ và có thể mang tới 14 tên lửa không-đối-không. Ngoài ra, nó còn có hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại mạnh mẽ, radar Irbis-E mang lại cho phi công khả năng nhận thức tình huống cao ở tầm xa.

3. J-16

5 máy bay chiến đấu nguy hiểm nhất của Trung Quốc hiện nay - Ảnh 3.

Theo MW, đây là phiên bản tiên tiến nhất được Trung Quốc sao chép từ thiết kế Su-27 Flanker của Nga, đại diện cho một bước tiến lớn so với thiết kế ban đầu nhờ tích hợp nhiều công nghệ thế hệ mới.

Mẫu máy bay này có khung làm bằng vật liệu composite, tích hợp thiết bị điện tử và hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến. Đây cũng là mẫu chiến đấu cơ Flanker đầu tiên và duy nhất của Trung Quốc hiện nay sử dụng radar AESA để tăng cường khả năng nhận thức tình huống. Theo MW, ở điểm này nó có vẻ vượt trội hơn Su-35 của Nga.

J-16 được thiết kế chủ yếu cho vai trò tấn công, và không được trang bị động cơ vector lực đẩy như trên các phiên bản của Nga, nhưng nó có khả năng triển khai tên lửa không-đối-không tầm xa được thiết kế chuyên biệt để tấn công các máy bay hỗ trợ của đối phương, như máy bay tiếp dầu/máy bay chỉ huy cảnh báo sớm (AWACS) của đối phương, ở cự ly cực xa.

J-16 thể hiện năng lực cân bằng ở vai trò không-đối-không và không-đối-đất.

4. Su-30MKK

5 máy bay chiến đấu nguy hiểm nhất của Trung Quốc hiện nay - Ảnh 4.

Mặc dù được đưa vào biên chế từ năm 1997 nhưng Su-30MKK vẫn được đánh giá là một trong những mẫu chiến đấu cơ đáng gờm nhất trên thế giới và có thể duy trì danh hiệu này tới giữa những năm 2000.

Su-30MKK được tối ưu hóa cho vai trò tấn công hàng hải, và nó có thể triển khai cả tên lửa Nga hoặc tên lửa nội địa của Trung Quốc khi thực hiện các nhiệm vụ tác chiến không-đối-không và chống tàu tầm xa.

Theo MW, hiện nay Su-30MKK được tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến, trong đó có các thiết bị điện tử đã được phát triển cho chương trình Su-35.

Mẫu máy bay này cũng sử dụng nhiều hơn vật liệu composite, có sức bền và khối lượng cất cánh tối đa vượt trội so với các biến thể khác của Su-30.

Trung Quốc đã bắt đầu tích hợp các loại tên lửa nội địa cho Su-30MKK, trong đó có tên lửa hành trình chống tàu PL-12 - được xem là vượt trội so với mẫu tên lửa chống tàu Kh-31A của Nga.

5. J-10C

5 máy bay chiến đấu nguy hiểm nhất của Trung Quốc hiện nay - Ảnh 6.

Là phiên bản chiến đấu cơ mới nhất được Trung Quốc đưa vào trang bị, J-10C được một số ý kiến nhận định là mẫu tiêm kích một động cơ mạnh nhất từng được chế tạo và vượt trội các đối thủ khác của nó, như F-16, JF-17 và Gripen.

J-10C được xếp vào hàng tiêm kích thế hệ 4++, tương tự như Su-35. Nó tích hợp động cơ vector lực đẩy, khung máy bay composite, radar AESA và trang bị nhiều loại vũ khí tiên tiến mà ban đầu được phát triển dành cho J-16 và J-20, trong đó có tên lửa không-đối-không tầm xa PL-15, với tầm bắn gần gấp đôi AIM-120C của Mỹ và R-77 của Nga.

Mặc dù được đánh giá là tinh vi hơn so với Su-30 về khả năng hoạt động, tầm bắn, tải trọng vũ khí, độ cơ động nhưng theo MW, J-10C lại có nhiều hạn chế hơn về kích cỡ cảm biến.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại