Nga định vị sức mạnh trên sân khấu toàn cầu

An Bình |

Loạt thành tích ngoại giao chưa giúp ích gì nhiều cho nền kinh tế Nga, theo trang WSJ.

Những nỗ lực của Tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm khẳng định lại ảnh hưởng toàn cầu của Moscow dường như đang mang lại một số kết quả. Nhưng 20 năm sau khi ông lần đầu tiên đảm nhận chức Tổng thống Nga, những nỗ lực của ông nhằm hồi sinh nền kinh tế đất nước đã suy giảm.

Ông Putin gần đây đã đề xuất những thay đổi đối với hiến pháp Nga – điều nhiều người cho rằng là 1 cách để ông Putin duy trì được sức ảnh hưởng của mình.

Trong bối cảnh đang có các câu hỏi được đặt ra về vai trò của Mỹ trên khắp thế giới, ông Putin có thể nhìn thấy cơ hội để quân đội Nga tiến sâu vào Trung Đông, mở rộng các đường ống năng lượng cho các nước láng giềng chiến lược và ngày càng khẳng định được chính sách đối ngoại gia tăng hiện diện.

Moscow, để phù hợp với mục tiêu lâu dài là trở lại vị thế siêu cường, đã củng cố sự hiện diện quân sự của mình ở Syria, nơi họ là yếu tố quyết định mang tới chiến thắng cho Tổng thống Bashar al-Assad.

Các nhóm lính đánh thuê Nga được cho là cũng hiện diện ở cả Libya, Cộng hòa Trung Phi và có thể cả Venezuela để hỗ trợ chính sách chung của Moscow.

Theo WSJ, với Trung Quốc và châu Âu, Nga sử dụng ván cờ dầu và khí tự nhiên để cải thiện quan hệ.

Đường ống khí đốt Power of Siberia tới Trung Quốc đã được mở từ năm ngoái và Moscow đang tận dụng cơ hội từ dự án Nord Stream 2, đường ống khí đốt tự nhiên được lắp đặt từ Nga đến Đức đi phía dưới lòng biển Baltic, để cố gắng cải thiện quan hệ với nền kinh tế lớn nhất châu Âu.

Hoa Kỳ đã áp đặt các lệnh trừng phạt vào tháng trước đối với các công ty và cá nhân tham gia vào quá trình xây dựng đường ống Nord Stream.

Các nhà phân tích nói rằng hiệu quả của các biện pháp trừng phạt này vẫn chưa rõ ràng, nhưng Moscow dự đoán rằng đây có thể trở thành cái gai trong quan hệ Mỹ-Đức chứ không phải quan hệ Nga - Đức.

Nga định vị sức mạnh trên sân khấu toàn cầu - Ảnh 2.

Khó khăn kinh tế chưa giúp ông Putin thực hiện được nhiều kế hoạch mở rộng ảnh hưởng của nước Nga. Ảnh: AFP/Getty.

Moscow ngày càng coi Trung Quốc là đối tác tiềm năng chống lại phương Tây, sau khi phải chịu các lệnh trừng phạt của phương Tây về cáo buộc liên quan của Nga đến tình hình Ukraine và việc sáp nhập Crimea năm 2014.

Sau một thập kỷ nâng cấp cho các lực lượng vũ trang Nga, Moscow và Bắc Kinh đang cùng nhau thực hiện nhiều cuộc tập trận quân sự và chuẩn bị ký một thỏa thuận hợp tác quân sự mới trong năm nay.

Năm 2019, hai nước đã thực hiện cuộc tuần tra chung đầu tiên ở châu Á Thái Bình Dương - một phần trong mối quan hệ quốc phòng ngày càng tăng của họ.

Thương mại giữa Trung Quốc và Nga cũng đang tăng trưởng mạnh, không chỉ do mối quan hệ gần gũi hơn nói chung mà còn do bối cảnh từ nhiều nguy cơ từ cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Thương mại song phương giữa hai nước đã tăng lên mức kỷ lục 110 tỷ USD vào năm ngoái, so với 84 tỷ USD trong năm 2017.

Một số nhà phân tích nhìn vào mối quan hệ đang phát triển này và nói rằng Moscow có nguy cơ trở nên phụ thuộc vào Trung Quốc vì sức mạnh kinh tế và quân sự.

Điểm yếu kinh tế

Trở ngại lớn nhất để Nga đạt được tham vọng toàn cầu vẫn là sự tăng trưởng yếu. Tham vọng mới trên trường thế giới chưa mang lại nhiều lợi ích cho kinh tế Nga. Theo tờ WSJ, thu nhập thực tế của người dân Nga đã giảm trong 5/tổng số 6 năm qua.

Tăng trưởng GDP trong chín tháng đầu năm 2019 là 1,1%, so với cùng kỳ năm trước. Nhưng trong khi một số điểm yếu này là do các lệnh trừng phạt, thì việc Nga phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch và không cải cách khu vực tư nhân đã cản trở triển vọng kinh tế.

Nền kinh tế yếu của Nga đã bị buộc vào một cuộc khủng hoảng nhân khẩu học ngày càng sâu rộng, dự kiến sẽ khiến dân số Nga thu hẹp lại bắt đầu từ năm tới, theo dự báo của Liên Hợp Quốc.

Liên hợp quốc dự đoán dân số Nga Nga giảm khoảng 7% vào giữa thế kỷ này, xuống 136 triệu so với 146 triệu người vào năm ngoái.

Là một phần trong nỗ lực kích thích nền kinh tế, Moscow đã đưa ra một chương trình tư nhân hóa đến năm 2022, dự kiến sẽ bán bớt cổ phần của một số công ty nhà nước, lớn nhất trong số đó là VTB, ngân hàng số 2 của Nga.

Nhưng tư nhân hóa không có khả năng mang lại bất kỳ nguồn doanh thu mới nào cho các kho bạc của chính phủ. Nhiều nhà phân tích thấy vai trò ngày càng tăng của chính phủ trong nền kinh tế.

Công ty công nghệ hàng đầu của Nga Yandex gần đây đã buộc phải đồng ý với chính phủ về cơ cấu cổ đông mới để đảm bảo cổ phiếu kiểm soát công ty không rơi vào tay nước ngoài.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại