Hàng không mẫu hạm Pháp áp sát Iran
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố Quân đội Pháp đang triển khai hàng không mẫu hạm duy nhất của nước này mang tên Charles de Gaulle dẫn đầu nhóm tác chiến tới Trung Đông nhằm hỗ trợ các chiến dịch tiêu diệt khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS/ISIS) ở khu vực.
"Tàu sân bay Charles de Gaulle sẽ hỗ trợ chiến dịch từ tháng 1 tới tháng 4 năm 2020 trước khi được điều tới triển khai ở Đại Tây Dương và Biển Bắc", Tổng thống Pháp tuyên bố.
Charles de Gaulle sẽ đóng vai trò là "trái tim" của các chiến dịch do liên quân triển khai bởi nhiều nước châu Âu như Đức, Bỉ, hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hy Lạp. Tàu chiến của các quốc gia trên sẽ phối hợp cùng tàu sân bay Pháp thực hiện nhiệm vụ.
Động thái điều động tàu sân bay duy nhất của mình tới Trung Đông tham chiến khiến giới quan sát quân sự nghi ngờ liệu có hay không việc Mỹ và Pháp cùng các quốc gia châu Âu khác đang âm thầm chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh quy mô lớn với Iran một khi thời cơ chín muồi.
Bởi lẽ, khủng bố IS dùng chiến thuật chiến tranh du kích, thoắt ẩn thoắt hiện, cần gì phải điều động một lực lượng lớn đến như vậy, chẳng khác nào "lấy dao mổ trâu giết gà".
Nhóm tác chiến tàu sân bay Charles de Gaule được cho là cực mạnh bởi đi kèm hàng không mẫu hạm còn có tàu khu trục phòng không FS Forbin (D 620) lớp F70AAvà khinh hạm tên lửa HDMS Niels Juel lớp Iver Huitfeldt của Hải quân Hoàng gia Na Uy.
Ngoài các hàng không mẫu hạm của Mỹ, Charles de Gaulle là tàu sân bay chạy bằng nặng lượng hạt nhân duy nhất trên thế giới thực sự hoàn thiện và có khả năng tác chiến thực sự.
Tàu sân bay Charles de Gaule duy nhất của Pháp.
Chiếc tàu này dài 261,5m với lượng choán nước lên tới 42.500 tấn, tốc độ tối đa 27 hải lý/h và khả năng hoạt động liên tục 20-25 năm với cự ly không hạn chế. Dự trữ lương thực, nước ngọt đủ đảm bảo cho tàu hoạt động 45 ngày liên tục trước khi phải tiếp tế.
Trên tàu có 600 sĩ quan, phi công và lính không quân cùng 1.350 thủy thủ đoàn.
Tàu được trang bị 2 loại tên lửa phòng không gồm MBDA Aster 15 và Mistral. Tùy theo từng nhiệm vụ, đội máy bay đi kèm có thể từ 28 tới 40 chiếc bao gồm tiêm kích Rafale-M, máy bay cảnh báo sớm E-2C Hawkeye cùng các loại trực thăng SA365 Dauphin, EC725 Caracal, AS532 Cougar.
Nhiều hệ thống tên lửa phòng không Patriot đã được Mỹ triển khai tới Trung Đông
Tàu sân bay, tên lửa Mỹ "vào thế": Iran căng như dây đàn
Trong một diễn biến mới nhất, Bộ trưởng Lục quân Mỹ Ryan McCarthy nhận định Iran là "kẻ thù khá có khả năng" và "họ có thể tiến hành các cuộc tấn công đe dọa đến công dân Mỹ" do vậy Mỹ đang chuẩn bị tăng cường khả năng chống tên lửa ở Trung Đông.
Nhưng dường như trên thực tế, ngay cả trước khi ông McCarthy tuyên bố như vậy, Mỹ đã và đang triển khai thêm các hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot tới Trung Đông.
Cụ thể hôm 15/01, 3 chiếc máy bay vận tải quân sự C-5M đã vận chuyển hệ thống tên lửa phòng không Patriot PAC-3MSE tới Jordan để tăng cường năng lực phòng thủ bảo vệ các căn cứ quân sự khỏi nguy cơ bị tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) tấn công.
Những tuyên bố và động thái trên thực địa cho thấy nhiều khả năng sẽ làm căng thẳng Mỹ - Iran bùng phát trở lại.
Vị trí hiện tại của các nhóm tác chiến tàu sân bay và tàu đổ bộ tấn công thuộc Hải quân Mỹ.
Nhóm tác chiến tàu sân bay Truman của Mỹ đang áp sát phía Nam Iran, còn trên biển Địa Trung Hải, Tây Bắc Iran là nhóm tác chiến tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp đã "vào thế" tạo thành 2 gọng kìm, sẵn sàng xuất kích bất cứ lúc nào để tấn công Iran.
Trước đó, Tổng thống Donald Trump đã kêu gọi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) triển khai thêm binh sĩ và đóng vai trò lớn hơn tại Trung Đông. Đáp lại, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã sớm lên tiếng, cho biết khối quân sự này có thể hành động nhiều hơn ở Trung Đông.
Một số chuyên gia dự đoán rằng bước đi tiếp theo của NATO tại Trung Đông có thể vô cùng quan trọng với tương lai của khối quân sự này.
Liệu những "cái đầu nóng" ở Mỹ và một số quốc gia hàng đầu NATO như Anh, Pháp cùng Canada, quốc gia có nhiều công dân thiệt mạng nhất trong vụ tên lửa phòng không Iran bắn nhầm máy bay Ukraine "bốc hỏa" để mở một chiến dịch tấn công quân sự nhằm vào Tehran?
Kịch hay vẫn còn ở phía trước.