Sốc: Tướng Iran bị bán đứng, Tổng thống Trump ra lệnh "xóa sổ" Lực lượng Quds

Trà Khánh |

Không chỉ biết trước thời điểm Tư lệnh Lực lượng Quds đến Iraq, Mỹ còn biết chính xác ông này ngồi trên xe nào rời khỏi sân bay, và cái kết cho vị tướng Iran đã được định đoạt.

Mất vỏn vẹn ba tên lửa, Mỹ "đánh sập" lực lượng tinh nhuệ nhất của Iran

Ngay sau vụ Mỹ không kích sân bay quốc tế Baghdad, Iraq vào rạng sáng nay 3/1, truyền thông Iran đã lên tiếng xác nhận Thiếu tướng Qassem Soleimani - Tư lệnh Lực lượng Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đã thiệt mạng trong vụ không kích.

Cũng theo truyền thông nhà nước Iran, không chỉ Thiếu tướng Qassem Soleimani mà cả Phó Chỉ huy lực lượng dân quân dòng Shia của Iraq (PMU) - Mahdi al-Muhandis cũng thiệt mạng trong vụ không kích.

Sốc: Tướng Iran bị bán đứng, Tổng thống Trump ra lệnh xóa sổ Lực lượng Quds - Ảnh 1.

Thiếu tướng Qassem Soleimani - Tư lệnh Lực lượng Quds được xem là nhân vật số 2 ở Iran chỉ sau Nhà lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei. Ảnh: Sada El balad.

Reuters dẫn lời một Chỉ huy PMU - Abu Muntathar al-Hussaini cho biết, chiếc SUV chở Thiếu tướng Soleimani và Phó Chỉ huy al-Muhandis bị tên lửa tấn công khi đang trên đường rời khỏi sân bay quốc tế Baghdad, còn chiếc xe thứ hai bị trúng tên lửa chở theo các vệ sĩ của PMU.

Theo nhiều nhân chứng có mặt tại hiện trường, đoàn xe của Thiếu tướng Soleimani bị tấn công khi vừa rời khỏi sân bay, phía Mỹ chỉ bắn đi vỏn vẹn 3 tên lửa và một trong số đó đánh trúng chiếc xe chở tướng Iran và chỉ huy PMU.

Từ thông tin này có thể thấy, phía Mỹ đã biết trước được thời điểm cũng như lộ trình mà tướng Iran sẽ đi khi ông này vừa mới đến Iraq, thậm chí họ còn biết chính xác xe nào sẽ chở Tư lệnh Lực lượng Quds.

Sốc: Tướng Iran bị bán đứng, Tổng thống Trump ra lệnh xóa sổ Lực lượng Quds - Ảnh 3.

Hình ảnh một trong hai chiếc SUV thuộc đoàn xe hộ tống Thiếu tướng Soleimani rời khỏi sân bay quốc tế Baghdad bị tên lửa Mỹ tấn công. Ảnh: South Front.

Việc Mỹ sử dụng các tên lửa có sức công phá cực mạnh để tấn công vào đoàn xe hộ tống cũng cho thấy, họ muốn loại bỏ triệt để mọi mối đe dọa từ Quds cũng như PMU thông qua việc tiêu diệt các nhân vật chóp bu của hai lực lượng này.

Hiện vẫn chưa rõ mục đích tướng Soleimani đến Baghdad lần này là gì trong khi tình hình bất ổn ở đây chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, việc một vị tướng của Iran đến Iraq lúc này được xem là hành động cực kỳ liều lĩnh.

Nhiều khả năng tướng Soleimani đến Iraq lần này là để hội đàm với các chỉ huy PMU về tình hình Iraq hiện tại, bằng chứng là đích thân Phó chỉ huy al-Hussaini đi đón tướng Iran ở sân bay. Tuy nhiên, cuộc họp chưa diễn ra thì tướng Soleimani đã bị Mỹ ám sát.

Sốc: Tướng Iran bị bán đứng, Tổng thống Trump ra lệnh xóa sổ Lực lượng Quds - Ảnh 4.

Thiếu tướng Soleimani (bên trái) và Phó chỉ huy PMU - al-Hussaini trong một cuộc gặp mặt gần đây. Ảnh: NAS news.

Cũng cần nhắc lại rằng Thiếu tướng Qassem Soleimani nằm trong danh sách các nhân vật cần phải bị tiêu diệt của nhiều cơ quan tình báo trên thế giới trong đó có Mỹ và Israel.

Tướng Iran bị "đồng đội" bán đứng?

Dựa vào những điểm nêu trên có thể nhận định, tình báo Mỹ đã chuẩn bị rất kỹ cho cuộc tấn công này, từ các hoạt động do thám trên không cho đến các thông tin tình báo trên thực địa. Và nhiều khả năng, Thiếu tướng Soleimani đã bị chính các "đồng đội" của mình ở Iraq bán đứng.

Sở dĩ nói như vậy là bởi trong bối cảnh hỗn loạn ở Baghdad hiện tại, việc một tướng lĩnh cấp cao của Iran xuất hiện ở Iraq là điều hết sức nhạy cảm. Do đó mọi hoạt động của tướng Soleimani khi đến Baghdad đều được xem là thông tin tuyệt mật và chỉ có những nhân vật cấp cao của Quds hay các nhóm vũ trang thân Iran nắm được.

Đoàn xe hộ tống Thiếu tướng Qassem Soleimani bốc cháy dữ dội sau khi bị tên lửa Mỹ tấn công.

Nếu như Mỹ chỉ sử dụng các biện pháp do thám kỹ thuật số thực sự rất khó xác định được danh tính cũng như nắm được đường đi nước bước của tướng Soleimani tại Baghdad. Chính vì vậy Washington phải có được sự hỗ trợ của các nguồn tin tình báo trên thực địa mới có thể thực hiện một đòn tấn công chí mạng tiêu diệt Tư lệnh Lực lượng Quds.

Ngoài lực lượng tình báo cơ sở đang hoạt động ở Iraq, nhiều khả năng Lầu Năm Góc cũng phối hợp với tình báo Israel (Mossad) thực hiện vụ ám sát tướng Soleimani. Bởi lẽ các vụ tấn công theo kiểu "đánh rắn phải đánh dập đầu" thế này luôn là "đặc sản" của Mossad, có thể thấy qua các cuộc không kích của Israel tại Trung Đông trong suốt nhiều thập kỷ qua.

Kể cả khi Mossad không trực tiếp tham gia vụ tấn công, thì họ cũng hỗ trợ cho tình báo Mỹ các thông tin cần thiết để vụ tấn công diễn ra thành công.

Có thể nói số phận của tướng Soleimani đã được định đoạt khi Lầu Năm Góc chỉ đích danh tướng Iran đứng sau hàng loạt vụ tấn công nhằm vào các căn cứ của liên quân do Mỹ dẫn đầu ở Iraq trong nhiều tháng qua. Đỉnh điểm là vụ tấn công bằng rocket vào căn cứ K1 ở Kirkuk vào ngày 27/12/2019, gây ra nhiều thương vong cho Quân đội Mỹ.

Sốc: Tướng Iran bị bán đứng, Tổng thống Trump ra lệnh xóa sổ Lực lượng Quds - Ảnh 6.

Việc đại sứ quán Mỹ tại Baghdad bị những người biểu tình ủng hộ nhóm vũ trang Kata'ib Hezbollah tấn công hôm 1/1 được xem là "giọt nước làm tràn ly" khiến Washington quyết định tiêu diệt tướng Soleimani. Ảnh: AP.

Không những thế có những bằng chứng cho thấy rằng, nhóm vũ trang Kata'ib Hezbollah do Mahdi al-Muhandis chỉ huy đứng sau vụ tấn công căn cứ K1.

Tựu chung lại, nếu không có sự giúp đỡ của lực lượng tình báo trên thực địa, rất khó để Mỹ hay Israel thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào các tướng lĩnh cấp cao Iran hay chỉ huy các nhóm vũ trang thân Iran trên khắp Trung Đông.

Rõ ràng trong hàng ngũ Quds hay và PMU đã có kẻ làm tay trong cho CIA và Mossad, và chức vụ của y trong những tổ chức này là không hề nhỏ.

"Quân tử trả thù 10 năm chưa muộn"

Việc đích thân Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh tiêu diệt Tư lệnh Lực lượng Quds - Thiếu tướng Qassem Soleimani mà không thông qua Quốc hội Mỹ, nhiều khả năng sẽ đẩy Trung Đông vào một vòng xoáy bạo lực mới. Dù vậy rất khó để xảy ra một cuộc chiến tranh tổng lực giữa hai nước.

Trong cuộc đối đầu không khoan nhượng giữa Mỹ và Iran ở Trung Đông hiện tại, về mặt chiến thuật Washington đang dẫn điểm trước Tehran (2-1).

Cụ thể, Iran dẫn điểm trước Mỹ (1-0) khi bắn hạ máy bay do thám không người lái hiện đại nhất của Hải quân Mỹ là RQ-4A vào ngày 19/6/2019, Washington ngoài việc lên tiếng phủ nhận thì cũng chẳng dám làm gì Tehran.

Thế nhưng cổ ngữ có câu "quân tử trả thù 10 năm chưa muộn". Việc Mỹ ám sát thành công Thiếu tướng Qassem Soleimani một trong những nhân vật quyền lực nhất Iran đã mang về cho Washington 2 điểm quý giá, tỉ số lúc này đã là (2-1) nghiêng về phía Mỹ. Thắng lợi này của Mỹ đã giáng một đòn chí mạng vào chính sách đối ngoại của Iran ở Trung Đông hiện tại.

Truyền thông Mỹ đồng loạt đưa tin nước này vừa tiêu diệt Tướng Iran Qassem Soleimani - Tư lệnh Lực lượng tinh nhuệ Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC).

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại