Có thèm nhỏ dãi cũng nên hạn chế ăn các thực phẩm sau để không "phá nát" dạ dày

Ngọc Minh |

Không phải bất cứ thực phẩm gì con người ăn vào dạ dày cũng có thể tiêu hoá được, thậm chí có thực phẩm làm hại cho dạ dày.

Tránh xa những món ăn cay

Tại Việt Nam bệnh lý dạ dày trong đó có viêm loét dạ dày khá phổ biến. Bệnh lý viêm loét dạ dày gia tăng có liên quan tới thói quen ăn uống không khoa học.

Theo Ths.BS Nguyễn Đình Phú, Phó chủ nhiễm khoa Dinh Dưỡng, Bệnh viện 108, thói quen dùng quá nhiều gia vị trong nấu nướng cực xấu đối với dạ dày.

Hầu hết người Việt khi nấu nướng thường sử dụng ớt, hạt tiêu trong các món ăn hoặc nước chấm. Trong đó, ớt được coi là gia vị khá thông dụng và không thể thiếu trong mỗi căn bếp của người Việt.

Bác sĩ Phú cho hay: "Việc lạm dụng các gia vị cay nóng (ớt, tiêu, tỏi, gừng…) trong các món ăn khi nấu nướng có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng cho dạ dày".

Có thèm nhỏ dãi cũng nên hạn chế ăn các thực phẩm sau để không phá nát dạ dày - Ảnh 1.

Đồ ăn cay nóng không tốt cho dạ dày.

Các loại gia vị này có thể làm tăng triệu chứng bệnh lý viêm dạ dày như: ợ chua, đau nóng, rát dạ dày, trào ngược dạ dày. Hoặc đối với người bị viêm loét dạ dày – tá tràng trước đó có thể làm khởi phát lại cơn đau.

Theo bác sĩ Phú, các loại gia vị cay nóng có thể dù mang lại hương vị giúp kích thích khẩu vị giúp ăn uống ngon miệng hơn. Ăn nhiều gia vị sẽ gây ra nóng rát dạ dày, kích thích ruột có thể dẫn đến tiêu chảy hoặc táo bón.

Người bị tiêu chảy hoặc táo bón là do hội chứng kích thích ruột (rối loạn chức năng tiêu hoá) do mẫn cảm với gia vị trong thức ăn, thực phẩm.

Món ăn có vị chua

Không gia vị cay bị lạm dụng trong nấu nướng, một trong những thực phẩm chuyên gia cảnh báo nên hạn chế ăn nhiều đó chính là đồ chua.

PGS Hoàng Công Đắc, Nguyên phó giám đốc Bệnh viện E cho hay, thói quen thường xuyên ăn đồ chua như: măng ngâm giấm ớt, đồ nộm có giấm ớt chanh và các thức ăn chua khác đều không tốt cho dạ dày.

Những đồ ăn giấm ớt có thể làm tăng cảm giác thèm ăn, ngon miệng vì tác dụng làm tăng nước bọt và tăng cường cho đường tiêu hoá. Tuy nhiên, gia vị và đồ ăn chua sẽ làm cho dạ dày kích thích dịch vị nhiều. Khi dịch vị tiết ra quá nhiều bản thân nó sẽ tự tiêu hủy chính dạ dày gây ra đau, loét dạ dày.

Bác sĩ Đắc khuyến cáo, đối với người đã bị viêm loét dạ dày nếu ăn những thức ăn, gia vị chua sẽ làm khởi đau các cơn đau cấp xuất hiện và khiến bệnh lý trầm trọng hơn. Người viêm loét dạ dày nếu có kèm theo vi khuẩn HP sẽ có nguy cơ tiến triển thành ung thư là rất cao.

Thực phẩm muối

Bác sĩ Đắc cho biết thêm, nên tránh hạn chế ăn các thực phẩm muối là cách tốt để bảo vệ dạ dày. Thói quen ăn quá mặn của người Việt hiện nay khiến cho lớp niêm mạc dạ dày bị bào mòn, tạo điệu kiện cho các độc tố dễ dày xâm nhập.

Một số thực phẩm có nhiều muối dù ngon tới đâu nhưng chúng ta cũng nên tranh như: cá mắm, dưa cà muối, thịt muối, thịt hun khói, xúc xích.

Có thèm nhỏ dãi cũng nên hạn chế ăn các thực phẩm sau để không phá nát dạ dày - Ảnh 2.

Một số nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra mối liên quan giữa lượng muối trong khẩu phần với sự gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày. Trong ung thư dạ dày vi khuẩn HP được cho là yếu tố nguy cơ cao. Do loại vi khuẩn nào gây nên viêm và tạo ra các ổ loét, viêm loét tái phát nhiều lần làm tăng nguy cơ ung thư hoá.

Muối được cho là yếu tố sẽ thúc đẩy vi khuẩn HP phát triển nhanh mạnh hơn và làm tăng nguy cơ ung thư.

Nghiên cứu của tác giả D’Elia và cộng sự trên 270.000 người và theo dõi trong 6-15 năm cho thấy những người ăn nhiều muối tăng 68% nguy cơ ung thư dạ dày so với những người ăn ít muối hơn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại