"Đồ chơi" bảo vệ TT Putin tới Syria giúp Quân cảnh Nga đả bại phiến quân: Lá chắn bí mật

Trà Khánh |

Khi hứng chịu quá nhiều thất bại trên chiến trường, phiến quân khủng bố sẽ không từ bất cứ thủ đoạn nào để trả đũa lực lượng viễn chinh Nga ở Syria, kể cả việc tấn công liều chết.

Lá chắn bí mật bảo vệ các đoàn xe của Quân cảnh Nga

Nguy cơ các đoàn xe Quân cảnh Nga bị tấn công khi làm nhiệm vụ ở Syria luôn hiện hữu và có thể đến từ những kẻ thù không thể ngờ, chúng đang ngày đêm rình rập ở bất cứ nơi đâu. Vừa qua, họ đã bị những người ủng hộ lực lượng Dân chủ Syria (SDF) tấn công bằng gạch đá, thậm chí họ còn leo lên đập phá các thiết bị điện tử trên xe.

Các đoàn xe thiết giáp của Quân cảnh Nga làm nhiệm vụ tuần tra ở Syria luôn được phiến quân coi là "miếng mồi ngon", là mục tiêu tấn công số 1. "BÙM", chỉ cần một quả bom cài ven đường có thể phá tan lớp vỏ thép mỏng manh và khiến nhiều binh sĩ thương vong.

Đồ chơi bảo vệ TT Putin tới Syria giúp Quân cảnh Nga đả bại phiến quân: Lá chắn bí mật - Ảnh 1.

Đoàn xe tuần tra chung giữa Quân cảnh Nga và Biên phòng Thổ Nhĩ Kỳ bị người Kurd tấn công bằng đá gần Hassakah, Đông Bắc Syria. Ảnh: Delil Souleiman/Getty Images.

Với một lộ trình tuần tra hay hoạt động cố định, các đoàn xe quân sự Nga dễ dàng trở thành mục tiêu tấn công bằng mìn hay thiết bị nổ tự chế (IED) và hầu hết những loại vũ khí này đều được chế tạo để kích nổ từ xa bằng sóng vô tuyến.

Trong các cuộc xung đột ở Trung Đông, những vụ tấn công bằng IED diễn ra khá phổ biến và mối đe dọa thường trực đối với bất cứ đội quân nào, thậm chí chúng còn được đánh giá nguy hiểm hơn cả tên lửa chống tăng hay mìn chống tăng thông thường.

Những tổn thất của Quân đội Mỹ do IED gây ra ở Afghanistan và Iraq đã minh chứng cho điều này.

Những tưởng các xe quân cảnh Nga rất "dễ nuốt", nhưng không, phiến quân dù đã vận dụng trăm mưu ngàn kế vẫn đành bất lực.

Bởi lẽ, kể từ khi chính thức tham chiến tại Syria (tháng 9/2015), Quân đội Nga đã bắt đầu trang bị cho các phương tiện cơ giới của mình các thiết bị phá sóng vô tuyến để chống mìn và thiết bị nổ điều khiển từ xa, ngăn chặn các cuộc tấn công chết người.

Đồ chơi bảo vệ TT Putin tới Syria giúp Quân cảnh Nga đả bại phiến quân: Lá chắn bí mật - Ảnh 3.

Một quả mìn chống tăng TM-57 được phiến quân Syria độ thành một quả mìn kích nổ từ xa bằng sóng vô tuyến. Ảnh: Thread Reader.

Khi làm nhiệm vụ tuần tra tại Đông Bắc Syria, hầu hết xe thiết giáp Tigr hay BTR-82A của Quân cảnh Nga đều được trang bị các thiết bị phá sóng vô tuyến trên nóc nhằm ngăn không cho khủng bố kích hoạt mìn hoặc IED. Các thiết bị này được xem là lá chắn bí mật giúp bảo vệ an toàn cho đoàn xe Quân cảnh Nga hoàn thành nhiệm vụ.

Sở dĩ gần đây Quân cảnh Nga trang bị triệt để khí tài phá sóng vô tuyến cho hầu hết xe tuần tra bởi lẽ họ hoạt động trên những trục đường cố định, đi qua nhiều khu dân cư, nguy cơ bị tấn công bằng IED cao hơn rất nhiều so với tác chiến trên những khu vực chiến địa ít đường sá.

Trước đó, đã có một số binh sĩ Nga nhất là ở các đơn vị đặc nhiệm SSO thương vong do bị tấn công bằng IED khi đang di chuyển trên các phương tiện cơ giới bởi xe của họ không được trang bị khí tài phá sóng vô tuyến.

Điều này cho thấy tầm quan trọng của các thiết bị áp chế điện tử trong môi trường chiến tranh hiện đại, không chỉ trên các phương tiện chiến đấu chuyên dụng mà cả phương tiện cơ giới thông thường.

Đồ chơi bảo vệ TT Putin tới Syria giúp Quân cảnh Nga đả bại phiến quân: Lá chắn bí mật - Ảnh 4.

Một xe thiết giáp Tirg của Quân cảnh Nga được trang bị thiết bị phá sóng và chống mìn vô tuyến RP-377VM1 ngay phía sau nóc xe. Thiết bị này cũng trở thành mục tiêu bị người Kurd tấn công nhiều nhất. Ảnh: AFP.

"Đồ chơi" bảo vệ những chuyến công du của Tổng thống Nga đến chiến trường Syria

Trong số các thiết bị phá sóng vô tuyến và chống mìn được Quân đội Nga sử dụng ở Syria thì phổ biến nhất vẫn là tổ hợp RP-377VM1. Thiết bị này có thiết kế khá đơn giản, dễ lắp đặt có khả năng hoạt động tốt trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau.

Hiệu quả của RP-377VM1cũng đã được chứng minh khi hoạt động trong các đơn vị Công binh xung kích của Nga làm nhiệm vụ rà phá bom mìn, vật liệu nổ tại Syria suốt nhiều năm qua.

Bản thân RP-377VM1 chỉ là một trong nhiều biên thế của tổ hợp phá sóng vô tuyến và chống mìn RP-377 do Sozvezdie – nhà sản xuất hàng đầu của Nga trong lĩnh vực nghiên cứu, chế tạo các thiết bị phục vụ chiến tranh điện tử, thông tin vô tuyến và hệ thống áp chế điện tử.

Đồ chơi bảo vệ TT Putin tới Syria giúp Quân cảnh Nga đả bại phiến quân: Lá chắn bí mật - Ảnh 5.

Thiết bị phá sóng vô tuyến và chống mìn RP-377VM1 trên xe thiết giáp BTR-82A của Quân đội Nga khi tuần tra ở Syria. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Cụ thể, RP-377VM1 là thiết bị áp chế điện tử cơ bản nhất trên hầu hết các phương tiện cơ giới của Quân đội Nga ở Syria từ xe bọc thép Tirg, Rys', BTR-80, BTR-82A, Typhoon, xe tải đặc chủng Kamaz, Ural cho đến cả các xe bán tải dân sự cho thấy, RP-377VM1 có thiết kế khá mở cho phép tích hợp với mọi loại phương tiện mà không cần sửa đổi.

Để đảm bảo khả năng tác chiến, các thông số kỹ chiến thuật của RP-377VM1 không được Sozvezdie tiết lộ. Thế nhưng để đảm bảo an toàn cho phương tiện cũng như người trước các vụ nổ của IED thì phạm vi tác chiến hiệu quả của thiết bị thấp nhất cũng trên 20m.

Đồ chơi bảo vệ TT Putin tới Syria giúp Quân cảnh Nga đả bại phiến quân: Lá chắn bí mật - Ảnh 6.

Mô hình tổ hợp RP-377VM1 khi được đặt trên các xe thiết giáp. Ảnh: Jane's.

Theo giới thiệu về RP-377VM1 trên trang chủ của Sozvezdie thì tổ hợp này có tới 3 phiên khác nhau với các thông số kỹ thuật tương đương, trọng lượng mỗi tổ hợp vào khoảng 50kg và có phạm vi hoạt động trong dải tần số từ 20-3.000 MHz phổ biến trên các thiết bị liên lạc vô tuyến dân sự hoặc quân sự.

Tuy nhiên, các thiết bị áp chế điện tử như RP-377VM1 vẫn có một hạn chế là chúng không thể vô hiệu hiệu hóa được các thiết bị nổ sử dụng ngòi nổ thông thường.

Ngoài các phiên bản quân sự, Sozvezdie còn phát triển thêm các biến thể cầm tay của tổ hợp RP-377 có trọng lượng chỉ từ 7kg -12kg.

Những biến thể này có các tính năng kỹ chiến thuật tương tự như bản quân sự nhưng có phạm vị hoạt động nhỏ hơn, chúng được thiết kế để xách tay như các thiết bị liên lạc vô tuyến hoặc cất gọn trong vali.

Biến thể rút gọn của RP-377 khá phù hợp cho nhiệm vụ bảo vệ đơn vị bộ binh hay các yếu nhân quan trọng trước các âm mưu tấn công bằng bom hay thiết bị nổ được điều khiển từ xa.

Chẳng thế mà ngoài các phương tiện phá sóng vô tuyến và chống mìn đặc chủng, Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSO) còn được trang bị thêm các thiết bị chống mìn cầm tay như RP-377 với thiết kế nhỏ gọn và được đặt trong những vali xách tay, không khác gì một "món đồ chơi".

Các mật vụ Nga mang theo những "món đồ chơi" này sẽ di chuyển xung quanh Tổng thống Nga trong các chuyến công du trong và ngoài nước tạo thành một lá chắn vô hình bảo vệ người đứng đầu nước Nga khỏi các âm mưu tấn công khủng bố.

Quân cảnh Nga huấn luyện tác chiến với dàn xe thiết giáp hiện đại

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại