Khám phá căn cứ hải quân bí mật của Mỹ giữa Ấn Độ Dương

Hồng Hạnh |

Được Anh cho thuê từ năm 1966, hòn đảo Diego Garcia nằm tại trung tâm Ấn Độ Dương trở thành một trong những căn cứ quân sự then chốt của Mỹ trong khu vực.

Theo báo điện tử Business Insider, ngự trên hòn đảo nhiệt đới hẻo lánh có diện tích vỏn vẹn 44 km2 Diego Garcia nằm giữa Ấn Độ Dương là căn cứ quân sự chiến lược bí mật của Mỹ. Một điểm đặc biệt của tiền đồn này là không nằm trong lãnh thổ Mỹ.

Thay vào đó, nó là một phần của Đế chế Anh xưa kia. Tuy nhiên, theo một phán quyết của Tòa án Công lý Quốc tế của Liên hợp quốc, Diego Garcia và các đảo lân cận đã bị Anh chiếm hữu bất hợp pháp và cần được trao trả lại cho đúng chủ nhân.

Khám phá căn cứ hải quân bí mật của Mỹ giữa Ấn Độ Dương - Ảnh 1.

Diego Garcia nằm trong quần đảo Chago thuộc Ấn Độ Dương, cách châu lục gần nhất hơn 1.600 km. Căn cứ này được phục vụ như một bệ phóng cho các hoạt động của quân đội Mỹ tại Trung Quốc cũng như điểm tiếp nhiên liệu cho phi đội tuần tra Không quân hướng về Biển Đông. Căn cứ này thậm chí còn trưng dụng như một điểm hạ cánh khẩn cho các nhiệm vụ không gian của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA). Ảnh: Google Maps

Khám phá căn cứ hải quân bí mật của Mỹ giữa Ấn Độ Dương - Ảnh 2.

Diego Garcia là đảo san hô có hình móng ngựa diện tích rộng 44 km2. Diego Garcia được bao quanh bởi khoảng 60 đảo san hô khác. Tại đây có cảng nước sâu, khiến Diego Garcia trở thành một địa điểm hoàn hảo cho căn cứ hải quân. Cảng nước sâu phù hợp cho các tàu sân bay, tàu ngầm hạt nhân và các tàu khác cập bến tiếp nhiên liệu. Ảnh: Reuters

Khám phá căn cứ hải quân bí mật của Mỹ giữa Ấn Độ Dương - Ảnh 3.
Khám phá căn cứ hải quân bí mật của Mỹ giữa Ấn Độ Dương - Ảnh 4.

Hiện có khoảng 3.000 – 5.000 binh sĩ đóng tại căn cứ, phần lớn là binh sĩ Mỹ. Chỉ có một số ít là binh sĩ Anh. Trên đảo cũng có các nhân viên hợp đồng dân sự, chủ yếu đến từ Cộng hòa Mauritius gần đó chịu trách nhiệm nấu ăn và dọn dẹp cho các binh sĩ và thủy thủ. Ảnh: US Air Force/Getty Images

Khám phá căn cứ hải quân bí mật của Mỹ giữa Ấn Độ Dương - Ảnh 5.

Thị trấn dành cho lực lượng binh sĩ sống trên đảo. Vào những giờ rảnh rỗi, binh sĩ Mỹ có thể giành thời gian giải trí như chơi bowling, đạp xe hoặc mua sắm trong thị trấn trên đảo. Ảnh: MWR US Navy

Khám phá căn cứ hải quân bí mật của Mỹ giữa Ấn Độ Dương - Ảnh 6.

Diego Garcia trở thành một bệ phóng cho các hoạt động quân sự quan trọng của Mỹ. Từ Diego Garcia, máy bay ném bom Mỹ có thể triển khi các cuộc tấn công tại Afghanistan đáp trả cho thảm kịch 11/9 và tiến quân vào Iraq năm 2003. Nơi đây cũng là một căn cứ điểm quan trọng của Không quân Mỹ trong thời Chiến tranh vùng Vịnh 1991. Căn cứ quân sự Diego Garcia sở hữu đường băng dài 3,2 km có thể đáp ứng nhu cầu cất/hạ cánh cho máy bay ném bom B-1, B-2 và B-52. Ảnh: Reuters

Khám phá căn cứ hải quân bí mật của Mỹ giữa Ấn Độ Dương - Ảnh 7.

Không giống căn cứ quân sự của Mỹ tại đảo Guam, vợ của các quân nhân không được phép đến đảo Diego Garcia. Giới phóng viên cũng chưa bao giờ được mời tới tham quan. Ảnh: Reuters

Khám phá căn cứ hải quân bí mật của Mỹ giữa Ấn Độ Dương - Ảnh 8.
Khám phá căn cứ hải quân bí mật của Mỹ giữa Ấn Độ Dương - Ảnh 9.

Lawrence Wilkerson, một cựu quan chức trong chính quyền Tổng thống Bush, trả lời phỏng vấn Vice News năm 2015 cho biết các mối liên hệ CIA tiết lộ căn cứ trên đảo Diego Garcia là một trong những nhà tù giam giữ, thẩm vấn và tra tấn một số các phần tử khủng bố sau thảm kịch 11/9. Ảnh: AFP

Khám phá căn cứ hải quân bí mật của Mỹ giữa Ấn Độ Dương - Ảnh 10.

Từ năm 1967 đến 1973, Anh trục xuất toàn bộ người dân địa phương trên quần đảo Chagos - được gọi là người Ilois – nhằm mở đường cho căn cứ không quân Mỹ. Vào thế kỷ 18, tổ tiên của người Ilois đã được đưa tới các đảo khác làm nô lệ trong các đồn điền trồng dừa vào thế kỷ 18. Ảnh: Reuters

Khám phá căn cứ hải quân bí mật của Mỹ giữa Ấn Độ Dương - Ảnh 11.

Nhưng sau khi bị buộc trục xuất những năm 1960 và 1970, hầu hết người Ilois chuyển đến sinh sống tại một số vùng lân cận như Cộng hòa Mauritius hoặc Seychelles. Người Ilois đã đấu tranh cho quyền trở về quê hương của họ. Năm 2006, Tòa án tối cao Anh ra phán quyết hành động trục xuất là bất hợp pháp. Tuy nhiên, Chính phủ Anh luôn phủ nhận hành động vi phạm luật pháp khi trục xuất người Ilois và liên tục ngăn người dân quay trở lại đảo. Ảnh: Reuters

https://baotintuc.vn/anh/kham-pha-can-cu-hai-quan-bi-mat-cua-my-giua-an-do-duong-20190903171011163.htm

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại