Ấn Độ bị "vào thế": Thiếu Nga, Su-30MKI trang bị tên lửa Israel sẽ trở thành "phế vật"?

Bảo Lam |

Nga và Ấn Độ không ai chịu ai, Ấn Độ có thể sẽ không mua thêm Su-30MKI nếu Nga không đồng ý để họ trang bị tên lửa Israel.

Ấn Độ không thể cải tiến Su-30MKI nếu không được Nga chấp thuận

Quyết định của Dehli trang bị cho các máy bay Su-30MKI của mình những tên lửa Israel đã gặp phải những khó khăn "chí tử", đó là để triển khai kế hoạch cải tiến, Ấn Độ cần phải được sự cho phép của Nga.

Không quân Ấn Độ gặp phải những khó khăn trong kế hoạch của mình, nhằm tích hợp các tên lửa I-Derby của Israel cho các máy bay Su-30MKI do Nga sản xuất.

Công tác cải tiến dự kiến được tiến hành đến năm 2020. Nguyên nhân được cho là những hạn chế nằm ở khả năng của các tên lửa R-77 do Nga chế tạo.

Trong khi đó, các nguồn tin của Bộ Quốc phòng Ấn Độ, nước này khẳng định rằng, theo “giấy phép kỹ thuật”, mọi sự cải tiến để tích hợp vũ khí của các nước thứ ba cần phải có sự đồng ý của nhà sản xuất thiết bị gốc.

Chính vì vậy, Ấn Độ đang chờ đợi sự chấp thuận của Nga đối với việc thay đổi thiết kế của Su-30MKI. Thông tin này được hãng thông tấn Sputnik chia sẻ.

Ấn Độ bị vào thế: Thiếu Nga, Su-30MKI trang bị tên lửa Israel sẽ trở thành phế vật? - Ảnh 1.

Một chiếc Su-30 được trang bị tên lửa tầm trung R-77 và tầm xa R-37.

Đề xuất của người Nga

Rõ ràng việc chấp thuận cho một bên thứ ba can thiệp vào Su-30MKI là điều Nga không mong muốn. Công ty “Vympel” của Nga đã đề xuất với Dehli một "gói hàng" gồm tên lửa tầm ngắn R-73, tên lửa tầm trung R-77 và tên lửa tầm xa R-37.

Ấn Độ bị vào thế: Thiếu Nga, Su-30MKI trang bị tên lửa Israel sẽ trở thành phế vật? - Ảnh 2.

Tên lửa R-37 của Nga

Mặc dù được trang bị loại tên lửa tầm xa khác, MBDA Mica, được lắp trên các máy bay Mirage, nhưng Ấn Độ cũng không thể tích hợp với Su-30MKI vì những hạn chế do chính phủ Pháp áp dụng.

Tên lửa không đối không với tầm bắn được nâng cấp I-Derby, được coi là vũ khí đáng gờm và hiệu quả cho các trận không chiến.

I-Derby được trang bị đầu tự dẫn hướng lập trình, hệ thống dẫn hướng áp dụng nguyên lý “bắn-quên” và có thể hoạt động vượt những giới hạn về tầm nhìn và trong mọi điều kiện thời tiết.

I-Derby gắn động cơ tên lửa nhiên liệu rắn và có ưu việt hơn các tên lửa Nga là có khả năng nâng cấp dễ dàng hệ điều hành mà không cần thay thế các phụ tùng tên lửa.

Tầm bắn của quả tên lửa này vào khoảng 100km. Nó được lựa chọn với vai trò hệ thống vũ khí đối không chính cho máy bay chiến đấu hạng nhẹ HAL Tejas do Ấn Độ sản xuất và quá trình thử nghiệm đã diễn ra thành công vào tháng 7/2018.

Ấn Độ bị vào thế: Thiếu Nga, Su-30MKI trang bị tên lửa Israel sẽ trở thành phế vật? - Ảnh 4.

Tên lửa I-Derby do Israel sản xuất và chuyển giao công nghệ cho Ấn Độ.

Câu trả lời của Ấn Độ

Hiện nay trong thành phần không quân Ấn Độ có gần 240 tiêm kích đa nhiệm Su-30MKI. Công ty nhà nước Hindustan Aeronautics Limited (HAL) đang chế tạo và lắp ráp các máy bay trong khuôn khổ thoả thuận được ký kết với Nga.

Ngoài bản hợp đồng cung cấp 272 máy bay Su-30MKI cho lực lượng không quân Ấn Độ được ký kết trước đây, công ty này cũng đề nghị phía Nga cho phép sản xuất thêm 40 chiếc Su-30MKI để bù đắp sự thiếu hụt các tiêm kích hiện đại.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay, quyết định cuối cùng vẫn chưa được Ấn Độ đưa ra. Và nếu người Nga vẫn tiếp tục "khó khăn" trong việc cho phép Ấn Độ tích hợp I-Derby vào Su-30MKI, có lẽ nước này sẽ dừng trang bị thêm tiêm kích đa nhiệm này trong thời gian tới.

Su-30MKI của Ấn Độ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại