Singapore: Thanh niên bỏ ra nước ngoài vì chế độ quân dịch hà khắc

DK |

Singapore thực thi một chế độ quân dịch bắt buộc từ năm 1970, tuy nhiên trong mắt người dân nước này đây là một hình thức "nô lệ kiểu mới" với phân nửa cuộc đời bị lãng phí.

Từ cuộc phỏng vấn của BBC News năm 2013

Năm 2013 BBC News đã thực hiện một cuộc phỏng vấn với hàng chục người nhập cư và giải thích lý do tại sao họ từ bỏ quyền công dân từ các quốc gia khác. Đáng chú ý trong danh sách là Alex Liang, 37 tuổi , hiện là một công dân Anh ở London nói:

"Tôi được sinh ra và lớn lên ở Singapore nhưng đã chuyển đến Anh quốc khi tôi 21 tuổi và cuối cùng nhập quốc tịch Anh sau 7 năm cư trú ở đây. Giờ đây tôi là một công dân Anh 37 tuổi.

Tôi rời Singapore vì tôi không có niềm tin vào chính phủ đó. Nam giới Singapore bị chính phủ phân biệt đối xử vì cưỡng ép quân dịch và nhiều năm phải ở trong lực lượng dự bị sau đó.

Tôi đã dành 2 năm và 4 tháng trong cuộc đời để phục vụ trong quân đội (Singapore) và phần thưởng của tôi là được đối xử như một công dân hạng hai. Tôi đã lựa chọn không đối đầu với hệ thống quân dịch, vì vậy cách đơn giản nhất đối với tôi là định cư ở Anh".

Thà định cư nước ngoài còn hơn phục vụ quân đội Singapore: Chế độ quân dịch nô lệ? - Ảnh 1.

Một người lính Singapore.

Tới Blogger người Singapore "bức xúc" về chế độ quân dịch trên tờ TNP

Blogger người Singapore Alvin Lim sau khi đọc những dòng trả lời của Alex Liang đã chia sẻ sự giận dữ với chế độ quân dịch của đảo quốc này ở góc độ cá nhân trên trang Alvinglogy và sau đó được tờ The New Paper (TNP) xuất bản:

"Tôi đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự vào năm 2001. Đã 12 năm kể từ ngày đó và 10 năm kể từ ngày ORD (tham gia lực lượng dự bị) của tôi.

Tôi cảm thấy thật nực cười khi tôi vẫn phải phục vụ quân đội Singapore ít nhất 4 năm nữa xen kẽ trong những năm làm việc khác.

Và gần 40 tuổi tôi mới có thể được giải ngũ khỏi hệ thống nô lệ này. Bốn mươi năm cuộc đời, hãy nghĩ về nó. Đó là phân nửa tuổi thọ trung bình của con người. Đây là quãng thời gian dài khủng khiếp để tiếp tục hy sinh cho Singapore.

Không phải tôi thích giữ mái tóc dài, nhưng ít nhất tôi cũng muốn có lựa chọn để tự mình đưa ra quyết định thay vì để MINDEF (Bộ quốc phòng) và SAF (Lực lượng vũ trang Singapore) ra lệnh cho tôi phải làm gì vào tuổi trung niên.

Tôi không phải là một người lính chuyên nghiệp. Tôi không mong muốn một sự nghiệp trong quân đội. Không phải ai cũng thích làm lính hay làm tốt các nhiệm vụ trong quân đội. Hai năm rưỡi là quá đủ đối với tôi.

Không phải ai sinh ra cũng phù hợp đủ khả năng để vượt qua IPPT (Các bài kiểm tra thể chất của Quân đội và Cảnh sát Singapore) khi 40 tuổi. Có một số người không thể vượt qua.

Trong mọi trường hợp, sức khỏe và thể lực của tôi là lựa chọn của riêng tôi trong cuộc sống mà tôi tự chịu trách nhiệm. Tôi ghét phải có MINDEF và SAF ra lệnh cho tôi.

Tôi ghét bị gửi thư cảnh cáo mỗi lần tôi quên thông báo cho MINDEF khi đi du lịch. Tôi không phải là tội phạm. Tội ác duy nhất của tôi là khi sinh ra là một người đàn ông Singapore.

Thà định cư nước ngoài còn hơn phục vụ quân đội Singapore: Chế độ quân dịch nô lệ? - Ảnh 3.

Một bức ảnh gây dậy sóng dư luận Singapore vào năm 2011 khi một quân nhân được một người giúp việc "mang hộ" ba lô chiến thuật.

Tôi ghét việc "được" MINDEF gửi một lời chúc mừng sinh nhật qua tin nhắn và nhắc nhở tôi phải vượt qua IPPT hoặc có nguy cơ bị phạt. Cảm ơn. Quân đội Singapore luôn là người đầu tiên chúc mừng sinh nhật và làm hỏng tâm trạng vui vẻ của tôi trong ngày quan trọng đó.

Tôi ghét phải dành từ 18 đến 20 ngày cuối tuần hằng năm để tham gia RT/IPT (huấn luyện cho lính dự bị) khi tôi có thể dùng thời gian này để gắn kết với con trai tốt hơn.

Google định nghĩa một nô lệ là một người trở thành tài sản hợp pháp của người khác và buộc phải tuân theo mệnh lệnh của họ. Định nghĩa này có làm bạn nhớ đến chế độ quân dịch ở Singapore hay không?

Tôi không tài giỏi như Alex Liang để có thể thoát khỏi Singapore khi còn quá trẻ.

Tôi vẫn yêu đất nước này và gia đình, bạn bè và làm việc ở đây hơn những khuyết điểm của sự phân biệt đối xử trong quân dịch. Tuy nhiên, nếu tôi phải chọn di cư ra khỏi Singapore, MINDEF và SAF là những kẻ phải chịu trách nhiệm".

Thà định cư nước ngoài còn hơn phục vụ quân đội Singapore: Chế độ quân dịch nô lệ? - Ảnh 4.

Bài viết của Blogger Alvin Lim được đăng trên tờ The New Paper (TNP).

Và những vụ kiện của Lực lượng Vũ trang Singapore nhằm vào những "trường hợp đặc biệt"

Đạo luật nhập ngũ 1970 là một đạo luật trao quyền cho Lực lượng Vũ trang Singapore (SAF) trong việc thực hiện chế độ quân dịch bắt buộc đối với người dân Singapore.

Mỗi năm, ước tính có khoảng 52.466 người đến tuổi quân dịch và khoảng 20.000 đến 45.800 người được đưa vào danh sách của SAF.

Gần đây có một số vụ kiện "gây tiếng vang" của SAF nhằm vào các cá nhân trốn quân dịch, có thể kể đến khoản tiền phạt 3.000 đô la Singapore với nghệ sĩ piano nổi tiếng Melvyn Tan vì đã trốn quân dịch trong hơn ba thập kỷ.

Một người khác là Brian Joseph Chow đã bị tống giam trong 1 tháng rưỡi do không thể nhập ngũ trong hơn 6 năm (mặc dù trước đó đã hoàn thành nghĩa vụ).

Brian đã rời Singapore ở tuổi 15 và đi du học tại Úc trước khi trở về và thực hiện nghĩa vụ quân sự vào năm 2013. Brian bị rối loạn thiếu tập trung và bản án của ông đã giảm một nửa do "thành tích xuất sắc" của mình trong thời gian nhập ngũ.

Vào năm 2016, một thiếu niên 19 tuổi Brandon Smith sinh ra ở Singapore nhưng lớn lên ở New Zealand đã phải đối mặt với án tù 2 năm hoặc phạt 10.000 đô la Singapore khi anh muốn không phải chịu quân dịch vì sống chủ yếu ở New Zealand và có hai quốc tịch.

Một người lính Singapore vật tay với người lính Indonesia.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại