Thông điệp cho Thổ Nhĩ Kỳ: "Món quà" của Mỹ sẽ đến tay Hy Lạp khi S-400 giao hàng?

DK |

Hy Lạp là một trong những quốc gia nhận được tiền từ Mỹ để kích cầu việc mua vũ khí. Động thái này được cho là thông điệp gửi đến Thổ Nhĩ Kỳ để cảnh báo về thương vụ S-400.

Hi Lạp sắp hưởng lợi từ S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ?

Ý định của Thổ Nhĩ Kỳ để có thể sở hữu "cho bằng được" hệ thống tên lửa đất đối không S-400 của Nga và việc từ chối tuân theo tối hậu thư của Hoa Kỳ để từ bỏ việc mua vũ khí của Nga có thể là nguyên nhân khiến Mỹ bất ngờ "hành động" với Hy Lạp.

Trang web "Defense One", thuộc Tập đoàn Atlantic Media, tiết lộ rằng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đang tiến hành một dự án có tên "Chương trình khuyến khích tái cấu trúc châu Âu" nhằm mục đích cung cấp thiết bị quân sự của Mỹ cho 5 quốc gia Balkan và Slovakia.

Hy Lạp nằm trong số những quốc gia này và được báo cáo sẽ nhận 25 triệu USD như một động lực cho việc mua vũ khí của Hoa Kỳ. Hy Lạp là một trong những quốc gia Mỹ muốn bán máy bay chiến đấu đa năng tàng hình F-35.

Trong quá khứ, nếu mối quan hệ của Washington với Ankara hay Athen rơi vào khủng hoảng, Hoa Kỳ "đặt mọi thứ vào trật tự" bằng cách cung cấp vũ khí cho phía đối địch.

Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ mặc dù đều là thành viên EU và NATO nhưng có lịch sử tranh chấp lãnh thổ liên quan tới đảo Síp.

Thông điệp cho Thổ Nhĩ Kỳ: Món quà của Mỹ sẽ đến tay Hy Lạp khi S-400 giao hàng? - Ảnh 1.

Lính dù Mỹ và Hi Lạp trong một hoạt động huấn luyện chung.

Một trong những đòn bẩy của chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ là chính sách bán vũ khí, cũng như chiến lược tặng vũ khí cho các quốc gia để thu hút và gây ảnh hưởng đối với họ.

Hôm 15/4, Hi Lạp và Mỹ tuyên bố đang lên kế hoạch để gia tăng hoạt động quân sự chung bằng cách tập trận, đón các tàu hải quân, mua sắm vũ khí Mỹ và mở rộng hai căn cứ Larissa và Stefanovikio.

Một "món quà" cho Hy Lạp, một "món quà" khác cho Thổ Nhĩ Kỳ. Tất cả phụ thuộc vào mức độ lắng nghe của đối phương đối với "cảnh báo" từ Washington và thái độ tuân theo "quy tắc Mỹ".

Ví dụ điển hình là chính sách của Mỹ cung cấp vũ khí cho Quân đội Croatia. Mỹ tất nhiên, không thích thực tế rằng Nga đang chuyển giao vũ khí cho Serbia.

Washington không thể công khai "hạch tội" Moscow và Belgrade, vì vậy Hoa Kỳ thực thi hành vi tương tự như trường hợp Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.

Thông điệp cho Thổ Nhĩ Kỳ: Món quà của Mỹ sẽ đến tay Hy Lạp khi S-400 giao hàng? - Ảnh 2.

Xe bọc thép BRDM-2 trong trang bị của lực lượng vũ trang Serbia.

Phản ứng lại 30 xe tăng T-72 được hiện đại hóa và 30 xe bọc thép BRDM-2 mà Nga "tặng" Serbia, Washington bày tỏ ý định tặng 60 xe chiến đấu bộ binh Bradley cho Croatia.

Xe Bradley sẽ rất tuyệt vời khi được hiện đại hóa, nhưng ngay cả khi không được hiện đại hóa, đây là những chiếc xe bọc thép tuyệt vời trên chiến trường Balkan.

Hiện tại, Croatia sở hữu số lượng xe chiến đấu bọc thép bánh hơi vượt trội nếu so với Serbia.

Một ví dụ khác là quan hệ Ma Rốc - Mỹ. Nước này đã trong trang bị ít nhất 127 xe tăng Abrams M1A1 trong tổng đơn hàng 200 chiếc mà Mỹ cung cấp với giá "rẻ như cho".

Nhiều vấn đề bất đồng giữa Tây Ban Nha và Ma Rốc, chủ yếu là tranh chấp các thành phố Ceuta và Melilla, khiến các Tây Ban Nha theo sát bất kỳ thỏa thuận quân sự nào được ký kết bởi Ma Rốc, đặc biệt là với Mỹ.

Thông điệp cho Thổ Nhĩ Kỳ: Món quà của Mỹ sẽ đến tay Hy Lạp khi S-400 giao hàng? - Ảnh 4.

Xe tăng M1A1 Abrams trong trang bị của Quân đội Ma Rốc.

"Tin nhắn" gửi tới đối phương: Hoặc mua vũ khí, hoặc kẻ địch sẽ mạnh hơn bạn?

Mỹ cũng dự định cung cấp cho Croatia 12 trực thăng UH-60M Black Hawk vào năm 2025 với tổng chi phí khoảng 63 triệu USD.

Nhờ những chiếc trực thăng Mỹ này, Zagreb đã lên kế hoạch thay thế hoàn toàn những chiếc trực thăng từ thời Liên Xô như Mil Mi-8 và Mil Mi-17 vào năm 2025.

Cần nhớ rằng Croatia đã bắt đầu hiện đại hóa các phi đội máy bay trực thăng từ năm 2007 - 2008 khi mua 10 máy bay trực thăng vận tải chiến đấu Mi-171Sh ( tiếp tục được nâng cấp vào năm 2017) bằng việc xóa nợ của Liên Xô cũ trước đây.

Thông điệp cho Thổ Nhĩ Kỳ: Món quà của Mỹ sẽ đến tay Hy Lạp khi S-400 giao hàng? - Ảnh 5.

Trực thăng Mi-171Sh trong quân đội Croatia.

Việc hiện đại hóa Mi-171Sh trị giá 26,9 triệu Euro và được thực hiện bởi Trung tâm kỹ thuật hàng không ở Velika Gorica gần Zagreb, và Nhà máy sửa chữa máy bay 810 ở Chita, Nga.

Vào cuối năm nay, hai nước dự định sẽ tiến hành bảo dưỡng các máy bay trực thăng của Croatia nhằm kéo dài tuổi thọ đến năm 2027.

Vì các phương tiện vũ trang này chủ yếu phụ thuộc vào hỗ trợ kỹ thuật của Nga, chúng trở thành điểm yếu khi được sử dụng bởi một quốc gia thành viên NATO như Croatia, do đó Washington đang vội vã tái vũ trang Zagreb bằng trực thăng của Mỹ càng sớm càng tốt.

Và nếu việc này khiến người Mỹ đồng thời có thể gửi một thông điệp chính trị và quân sự tới Serbia, thì đối với Washington đây là một việc làm đặc biệt hiệu quả.

Vì vậy, đây là một chính sách tinh tế của người Mỹ nhằm "gửi tin nhắn" và sử dụng ngôn ngữ của giao dịch vũ khí.

Người Serbia sẽ suy nghĩ như thế nào? Nước này sẽ mua trực thăng chiến đấu và vận tải mới từ Nga và nâng cấp hệ thống phòng không của họ bởi vì chúng ta đang sống trong thời đại mà chỉ các quốc gia có sức mạnh quân sự mới nhận được tôn trọng.

Hôm 24/5, Croatia bày tỏ ý định mua sắm từ 60 tới 100 xe bọc thép Bradley từ Mỹ để có ưu thế vượt trội trước kẻ địch tiềm năng Serbia.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại