Pháo tự hành đổ bộ đường không Lotos: Vũ khí đáng gờm mới của lính dù Nga!

Bảo Lam |

Vào năm 2019, Viện Nghiên cứu chế tạo máy chính xác Trung ương Nga lần đầu tiên trình làng cho mọi người tận mắt chứng kiến tổ hợp pháo tự hành đổ bộ đường không Lotos tối tân.

Vén bức màn bí mật về pháo tự hành Lotos tối tân

Các chi tiết của cỗ máy vẫn được giữ kín, nhưng có những "quân bài" đã được đơn vị thiết kế hé lộ. Trong hình ảnh infographic tập hợp tất cả những tính năng chính được biết tới của pháo tự hành đổ bộ đường không Lotos.

2S42 Lotos là pháo tự hành đổ bộ đường không 120mm có khả năng bơi dành cho lực lượng lính dù Nga do Viện Nghiên cứu chế tạo máy chính xác Trung ương Nga nghiên cứu chế tạo với sự ứng dụng các giải pháp thiết kế khác thường, giúp tăng hiệu suất chiến đấu, khả năng sinh tồn, cũng như cơ động của nó.

Lần đầu tiên trong thực tế lĩnh vực chế tạo máy nội địa Nga, pháo tự hành đổ bộ đường không Lotos đã được thiết kế theo nguyên tắc "mặt cắt vàng" – nhờ đó, sự hài hoà của kích thước làm cho cỗ máy có ngoại hình trông "bắt mắt" và duyên dáng nhưng lại có uy lực chết người.

Sự phát triển của xu hướng thiết kế công nghiệp này đang được Tập đoàn Rostec (Nga) phát triển mạnh. Sự khác biệt chính của tổ hợp mới so với những bậc đàn anh là khẩu pháo hiện đại với tầm bắn xa hơn và thiết kế các loại đạn để triển khai hoả lực với độ chính xác rất cao.

Pháo tự hành đổ bộ đường không Lotos:  Vũ khí đáng gờm mới của lính dù Nga! - Ảnh 2.

Các thông số kỹ chiến thuật của tổ hợp pháo tự hành đổ bộ đường không Lotos.

Thử nghiệm và sản xuất hàng loạt

Vào tháng 2/2019 người ta thông báo rằng quá trình thử nghiệm quốc gia của tổ hợp pháo tự hành Lotos sẽ phải được bắt đầu trong năm nay, sau khi hoàn thành công tác thử nghiệm sơ bộ tại Viện Nghiên cứu chế tạo máy chính xác Trung ương.

Hai tháng trước (đầu tháng 2) các chuyên gia của nhà máy đã hoàn thành việc lắp ráp và tinh chỉnh nguyên mẫu thử nghiệm.

Tổ hợp pháo tự hành 2S42 Lotos được nghiên cứu chế tạo bởi Viện Nghiên cứu chế tạo máy chính xác Trung ương trong khuôn khổ kế thừa và thay thế dự án tổ hợp pháo tự hành 2S36 "Zauraletz-D" với khẩu lựu pháo 152mm 2A89 vốn đã được thử nghiệm sơ bộ nhưng bị tàm dừng từ năm 2015.

Tổ hợp pháo tự hành 2S42 mới được nghiên cứu chế tạo phục vụ các đơn vị lính dù nhằm thay thế tổ hợp pháo tự hành-pháo cối đổ bộ đường không 120mm 2S9 «Nona-S" có từ thời Liên Xô.

Để tạo sự đồng bộ với phương tiện cơ giới khác của Lính dù, người ta đã sử dụng khung sườn của xe chiến đấu đổ bộ đường không BMD-4M. Tháp pháo tự động với khẩu 120mm được lắp đặt có khả năng bắn được nhiều loại đạn 120mm. Kíp lái của tổ lái gồm 4 người.

Đặc biệt nhất, tổ hợp pháo tự hành đổ bộ đường không Lotos 2S42 có thể đổ bộ trong tình trạng sẵn sàng chiến đầu từ các máy bay vận tải quân sự IL-76 bằng hệ thống dù chuyên dụng.

Ngoài Lực lượng lính dù Nga sẽ được trang bị, đầu năm 2019 có thông tin cho thấy pháo tự hành Lotos cũng sẽ thay thế cả các tổ hợp pháo tự hành-pháo cối đổ bộ đường không 120mm 2S9 Nona-S trong các đơn vị lính thuỷ đánh bộ của Hải quân Nga.

Đồng thời theo thông tin hiện có, cỗ máy chiến đấu tối tân này dự kiến bắt đầu được sản xuất hàng loạt vào năm 2020 và nó sẽ xuất hiện trong lễ duyệt binh kỷ niệm 75 năm Chiến thắng trên Quảng trường Đỏ vào ngày 9/5/2020.

Cần phải nêu rõ rằng do phải lắp đặt trên 2S42 các vũ khí trang bị mới có kích cỡ lớn nên khung gầm của xe chiến đấu đổ bộ đường không BMD-4M đã được kéo dài ra nhưng vẫn giữ được mức độ bảo vệ. Trọng lượng tổng thể của pháo tự hành Lotos là 18 tấn.

Tất cả 4 thành viên của tổ lái đều có cửa ra vào riêng và được trang bị khí tài tối tân, trong đó vị trí của trưởng xe và pháo thủ được trang bị các thiết bị ngắm bắn quang-điện thế hệ mới.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại