Từ lính đánh thuê Nga ở Syria đến các đội tàu cá Trung Quốc: Phương Tây "bó tay toàn tập"

DK |

Lính đánh thuê sẽ một lần nữa có mặt trên khắp các chiến trường, gây ra các cuộc chiến tranh chỉ nhằm phục vụ lợi ích của các "ông chủ".

Trong bài "Sự trở lại của lính đánh thuê, xung đột phi nhà nước và dự đoán cho tương lai của chiến tranh - The Return of Mercenaries, Non-State Conflict, and More Predictions for the Future of Warfare" đăng trên tờ Medium, nhà phân tích Sean McFate có những phân tích sâu về sự thay đổi của hình thái chiến tranh trong hiện tại và tương lai.

Ông cũng đặt ra hàng loạt câu hỏi cũng như nêu một số ý tưởng cho việc giải quyết các cuộc chiến này ở cấp độ quốc gia.

Tương lai chiến tranh, những cuộc chiến "trong bóng tối"

Ở khắp mọi nơi trên thế giới, bản chất của chiến tranh đang thay đổi và chúng ta đang dần trở nên không thích nghi được. Các cường quốc phương Tây đã và đang thua thiệt trước các mối đe dọa từ Nga, Trung Quốc và các nước đối địch khác. Họ đã tạo ra bước nhảy vọt và ngày càng táo bạo hơn theo từng năm.

Phương Tây đã quên đi các bước để thắng lợi trong các cuộc chiến tranh vì quá trình suy thoái chiến lược quân sự.

Hãy xem cách mà Hoa Kỳ và đồng minh đầu tư tiền của vào các "vũ khí thông minh" như F-35 để thấy rõ phương Tây vẫn tin rằng cuộc chiến giữa các quốc gia trong tương lai vẫn sẽ là các cuộc chiến quy ước.

Nga và Trung Quốc vẫn mua sắm trang bị vũ khí thông thường nhưng họ sử dụng chúng theo những cách rất độc đáo. Trung Quốc đã vũ trang đội tàu đánh cá của mình ở Biển Đông, biến nó thành một lực lượng dân quân nổi.

Nga đã bàn giao xe tăng T-90, các hệ thống tên lửa gắn trên xe tải và pháo phản lực cho các nhóm lính đánh thuê của họ ở Syria.

Từ lính đánh thuê Nga ở Syria đến các đội tàu cá Trung Quốc: Phương Tây bó tay toàn tập - Ảnh 1.

Lính đánh thuê người Nga trong chiến dịch quân sự tại tỉnh Deir Ezzor, Syria năm 2017.

Nói một cách dễ hiểu, Nga mặc dù đã cắt giảm ngân sách quân sự của mình bằng một con số đáng nể lên tới 20% trong năm 2017, nhưng không cho thấy dấu hiệu kiềm chế tham vọng toàn cầu của mình

Các nhà lãnh đạo của các quốc gia nói trên hiểu rằng chiến tranh đã vượt ra ngoài mục tiêu sát thương đối phương đơn thuần.

Tư duy chiến tranh quy ước đang giết chết chúng ta. Từ Syria đến Acapulco, không ai còn chiến đấu theo cách đó nữa. Các quy tắc cũ của chiến tranh đã không còn tồn tại vì thực tế chiến tranh đã thay đổi, và phương Tây bị bỏ rơi phía sau.

Quá nhiều kịch bản cho các cuộc chiến tương lai:

Từ thông tin qua các mạng xã hội có thể chuyển chủ nghĩa khủng bố đi khắp mọi nơi, vũ khí hạt nhân nằm trong thị trường chợ đen có thể làm tan chảy các thành phố, Nga kiểm soát thứ gì đó mà NATO sẽ đáp trả bằng vũ lực.

Hay nhỏ hơn là Ấn Độ và Pakistan mở rộng cuộc chiến từ xung đột tại Kashmir, Triều Tiên pháo kích Seoul, Châu Âu chiến đấu với một cuộc nổi dậy của người Hồi giáo nhập cư, chiến tranh hạt nhân ở Trung Đông hay người Mỹ và Trung Quốc giao chiến trên biển.

Từ lính đánh thuê Nga ở Syria đến các đội tàu cá Trung Quốc: Phương Tây bó tay toàn tập - Ảnh 2.

Các đội tàu đánh cá của Trung Quốc và cơ quan chấp pháp nước có tranh chấp lãnh thổ.

Những người theo chủ nghĩa truyền thống coi chiến tranh đơn thuần là một cuộc xung đột quân sự mà ý chí của đối phương sẽ bị tiêu diệt khi gặp thất bại quân sự, bất kể lực lượng vũ trang của họ lớn đến đâu.

Rõ ràng họ không hiểu được bản chất chính trị của chiến tranh hiện đại, trong khi kẻ thù của họ thì rất rõ ràng điều đó. Có nhiều cách để giành chiến thắng, và không phải tất cả chúng đều đòi hỏi phải có quân đội lớn và quá hùng mạnh.

Thay đổi cách chiến đấu có nghĩa là rèn giũa các công cụ mới cho sức mạnh quốc gia, bắt đầu từ cách nghĩ. Bước đầu tiên là vứt bỏ những gì mà chúng ta cho là nhận thức về chiến tranh. Chấp nhận rằng kiến thức của phương Tây về chiến tranh đã lỗi thời.

Bước thứ hai là tìm hiểu nghệ thuật chiến tranh trong thời đại sắp tới để chúng ta có thể làm chủ nó, thay vì bị nó làm chủ.

Trong tương lai, các cuộc chiến sẽ tiến sâu hơn vào bóng tối. Trong thời đại bùng nổ thông tin, ẩn danh là vũ khí thường xuyên được lựa chọn.

Bạo loạn lật đổ cấp chiến lược sẽ là chiến thắng trong một cuộc chiến tranh chứ không phải là chiến thắng trên chiến trường.

Các lực lượng quân sự thông thường sẽ được thay thế bằng những kẻ đeo mặt nạ đưa ra sự phản kháng hợp lý và vũ khí phi sát thương như thông tin sai sự thật và những ảnh hưởng chính trị.

Chiến tranh trong bóng tối hấp dẫn bất cứ kẻ nào muốn gây chiến mà không gây hậu quả, và đó là lý do tại sao nó sẽ tiếp tục phát triển.

Chiến tranh trong tương lai sẽ không có bắt đầu và kết thúc. Thay vào đó, chúng sẽ có những giai đoạn ngủ đông và cháy âm ỉ. Thỉnh thoảng, chúng sẽ bùng lên.

Xu hướng này đang nổi lên thay thế cho chiến tranh truyền thống, có thể thấy bởi số lượng ngày càng tăng của các cuộc chiến mà không hẳn là chiến tranh, cũng không hẳn là hòa bình và các cuộc xung đột tiếp diễn không có điểm kết trên khắp thế giới.

Các nghiên cứu xác nhận rằng một nửa trong số các cuộc đàm phán hòa bình thất bại trong vòng 5 năm sau đó.

Từ lính đánh thuê Nga ở Syria đến các đội tàu cá Trung Quốc: Phương Tây bó tay toàn tập - Ảnh 4.

Binh sĩ Ukraine trong xong đột tại Donbass có một số lượng lớn là các lữ đoàn do các tài phiệt Ukraine tài trợ.

"Tư nhân hóa chiến tranh" - một xu hướng khó có thể đảo ngược

Quyền lực cấp thế giới đã thay đổi chủ thể, giờ đây họ là các tập đoàn đa quốc gia, siêu lãnh chúa cho đến các tỷ phú. Họ hoàn toàn có thể xây dựng các quân đội tư nhân.

Lính đánh thuê sẽ một lần nữa có mặt trên khắp các chiến trường, gây ra các cuộc chiến tranh chỉ với động cơ là lợi ích của các ông chủ.

Luật pháp quốc tế không thể ngăn chặn họ, trong khi nhu cầu về dịch vụ an ninh do họ cung cấp chỉ tăng lên chứ không giảm.

Những thứ từng được cho là chỉ có sở hữu ở cấp chính phủ giờ đã có sẵn trên thị trường, từ các nhóm lực lượng đặc biệt đến máy bay trực thăng tấn công.

Đây là một trong những xu hướng nguy hiểm nhất trong thời đại hiện tại, nhưng nó lại vô hình với hầu hết các nhà quan sát xung đột.

Trên thực tế thì các cuộc chiến tranh phục vụ mục đích cá nhân từ nhiều thế kỷ đã là chuẩn mực trong lịch sử quân sự, và chỉ bất thường trong vài thế kỷ qua.

Khi tiền có thể đổi lấy hỏa lực, thì giới siêu giàu sẽ trở thành một loại siêu cường mới, và điều này sẽ thay đổi mọi thứ.

Khi sức mạnh của các quốc gia bị lép vế, sự bất ổn xã hội, khoảng cách giàu nghèo, tham vọng chính trị cá nhân và khoảng trống quyền lực sẽ khiến giới nhà giàu và siêu giàu thuê các quân đội tư nhân. Vì vậy, chiến tranh trong tương lai sẽ không có các yếu tố nhà nước.

Xu hướng này sẽ phát triển, được thúc đẩy bởi một thị trường quân bị tự do với các lực lượng có thể tạo ra chiến tranh nhưng không chấm dứt được nó. Còn các lực lượng vũ trang cấp nhà nước đã quên đi cách chống lại các cuộc chiến tranh do các cá nhân gây ra.

Điều này trông giống như sự rối loạn và gây ra sự hoảng loạn. Thế giới đang bùng cháy mà không có cách nào để dập lửa. Song, đối với các chiến binh thì họ sẽ thấy điều khác biệt. Các quốc gia đang chết và đang được thay thế bởi các thế lực tư nhân, những kẻ rồi cuối cùng cũng sẽ lao vào nhau.

Như vậy các chiến binh chiến đấu không phải trong sự rối loạn mà sự rối loạn đó chính là tương lai của chiến tranh.

Lực lượng dân quân Liwa al-Quds (Lữ đoàn Jerusalem) được công ty an ninh tư nhân Nga Vega huấn luyện và trang bị trực tiếp.

Cách để giành chiến thắng trong các cuộc chiến tương lai?

Tin tốt là phương Tây vẫn có cách để giành chiến thắng trong thời đại rối loạn này nếu chúng ta hiểu các quy tắc của cuộc chơi mới.

Điều này bắt đầu bằng cách chuyển đổi các quân đội từ các lực lượng thông thường sang các lực lượng phi thông thường, và bằng cách nâng cấp việc giáo dục chiến lược quân sự.

Nên đầu tư vào con người hơn là vũ khí, vì chiến thắng có thể có được trước các lực lượng mạnh hơn, và vì khoảng cách công nghệ không còn mang tính quyết định trên chiến trường.

Chúng ta cũng cần phải có chiến lược gia mới, những "nghệ sĩ chiến tranh" để đấu tranh với các hình thức xung đột mới, như "chiến tranh trong bóng tối".

Chiến lược lớn nhất chính là tìm cách ngăn chặn trước khi các vấn đề trở thành khủng hoảng và khủng hoảng trở thành xung đột.

Nếu không ngăn chặn được nó, dưới áp lực chiến tranh đang diễn ra âm ỉ trong bóng tối cần phải ứng phó bằng cách phát triển các phiên bản chiến tranh trong bóng tối của riêng mình.

Trong đó các lực lượng đặc biệt cần được mở rộng vì họ có thể chiến đấu trong những điều kiện này, và phần còn lại của quân đội cần phải trở nên khác biệt.

Cần phải tận dụng các lực lượng ủy nhiệm và lính đánh thuê. Nhưng vũ khí thực sự sẽ là các quân đoàn "Lê dương" người nước ngoài. Các đơn vị này sẽ tối đa hóa khả năng tác chiến và giảm thiểu rủi ro.

Lực lượng "Lê dương" sẽ là kết hợp giữa sức mạnh của lực lượng đặc biệt với khả năng của các đơn vị quân đội bình thường mà không phải lo lắng vấn đề hậu quả như các nhóm dân quân ủy nhiệm hay lính đánh thuê.

"Không tên khốn nào từng giành chiến thắng trong một cuộc chiến bằng cách chết vì đất nước mình. Chúng ta phải giành được nó bằng cách làm cho tên khốn ngu ngốc và đáng thương kia chết vì đất nước của hắn.".

Khi Tướng Patton nói những lời này 75 năm trước, chúng là sự thật.

Quân đội của ông bắt tay vào cuộc đổ bộ lớn nhất trong lịch sử: 160.000 quân Đồng minh đã chiếm giữ một khu vực ở bãi biển ở Normandy, Pháp.

Hơn 10.000 người trong số họ đã thiệt mạng vào ngày đầu tiên, nhưng các hành động cá nhân của Hitler đã biến một thảm họa quân sự tiềm tàng thành một chiến thắng.

Nhưng ngày nay những lời Patton nói không còn đúng nữa, những "tên khốn" không chết cho đất nước của chúng, chúng chết vì tôn giáo, dân tộc, gia tộc, tiền bạc hoặc vì ham thích chiến tranh.

Một số ít, như những người Afghanistan và Somalia nói rằng họ chiến đấu cho đất nước của họ, nhưng điều này trong tư duy của họ có thể chỉ là một ẩn dụ và không phải là một nhà nước thực tế ở thời hiện đại.

Nếu Patton còn sống ông hẳn sẽ bị hành hạ bởi những cơn đau đầu vì những suy nghĩ.

Từ lính đánh thuê Nga ở Syria đến các đội tàu cá Trung Quốc: Phương Tây bó tay toàn tập - Ảnh 8.

Phần lớn các chiến binh người Yemen trong cuộc chiến đang diễn ra đều gia nhập vì mức lương hứa hẹn của Arab Saudi, nước đang lãnh đạo liên minh can thiệp chống lại lực lượng Houthi.

Các quốc gia cần phát triển cách họ chiến đấu, nhưng họ có thể làm điều đó vào lúc nào? Lịch sử phương Tây cho thấy rằng sự chuyển đổi này là một việc rất khó khăn.

Chiến tranh thế giới thứ nhất là một lời nhắc nhở tốt. Các nhà chiến lược đã bị mắc kẹt trong những ngày vinh quang trong quá khứ của họ: Chiến tranh Napoleon.

Tuy nhiên, vào thời điểm chiến tranh nổ ra nó đã tiến xa hơn thời Napoleon, và hàng triệu người đã chết một cách vô nghĩa vì các lãnh đạo không có tầm nhìn chiến lược.

Các chính trị gia đã yêu cầu các tướng lĩnh giành chiến thắng, và họ lần lượt ra lệnh cho các binh sĩ tấn công vào các chiến hào kiên cố chỉ để bị tàn sát bằng súng máy. Tuy nhiên, điều này đã không ngăn các tướng lĩnh làm điều tương tự vào sáng hôm sau.

Trong trận Somme, người Anh đã chịu 60.000 thương vong trong một ngày, con số này nhiều hơn số linh Mỹ đã thiệt mạng trong Chiến tranh Việt Nam.

Trận chiến Somme là một máy xay thịt, cướp đi 1,2 triệu sinh mạng và không thu được bất kỳ kết quả quân sự hay chính trị gì.

Chiến tranh trong thời đại của chúng ta đã thay đổi, nhưng hầu hết các quốc gia chuẩn bị cho nó thì không. Điều này bao gồm cả quân đội, các nhà lãnh đạo chính trị, các cơ quan tình báo, các chuyên gia an ninh quốc gia, truyền thông, các tổ chức học thuật...

Sự lựa chọn đang được đặt ra trước mắt chúng ta. Hoặc là phải đổ máu trong các trận chiến cho đến khi cuối cùng chúng ta nhận ra sai lầm, hoặc chúng ta chọn thay đổi ngay bây giờ.

Không ai nên chọn cái trước, nhưng cái sau thì sẽ rất khó khăn. Nó sẽ đòi hỏi tư duy đột phá và những bước đi táo bạo.

Lực lượng "Lê dương" Pháp huấn luyện tại New Zealand tháng 2/2019.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại