Bệnh đái tháo đường NSND Anh Tú mắc gây ra biến chứng nguy hiểm như thế nào?

Ngọc Minh |

NSND Anh Tú qua đời ở tuổi 56, do gặp biến chứng nặng của căn bệnh tiểu đường.

NSND Anh Tú qua đời ở tuổi 56

Mới đây, NSƯT Minh Hằng, người đồng nghiệp thân thiết của NSND Anh Tú cho biết, Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam đã qua đời ở tuổi 56.

Trước đó, NSND Anh Tú phải nhập viện do biến chứng mờ mắt, gầy sút do căn bệnh đái tháo đường. Được biết, NSND Anh Tú là người tham công tiếc việc "ăn ngủ với sân khấu" nên dù bị bệnh cũng không nhập viện điều trị.

Khi bệnh tiến triển nặng, không thể gắng sức cho công việc, NSND Anh Tú mới vào viện thì đã bị biến chứng của đái tháo đường và nhiều bệnh khác khá trầm trọng.

NSND Anh Tú được khán giả biết đến  qua nhiều bộ phim  như: "Của để dành", "Đàn trời", "Chiều ngang qua phố cũ", ... Ngoài quản lý nhà hát, Anh Tú tham gia giảng dạy tại Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội và ĐH Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội.

Bệnh nhân tiểu đường gây ra biến chứng gì

Bệnh đái tháo đường có liên quan tới chuyển hóa của cơ thể, nếu như không kiểm soát được lượng đường trong máu có thể phá hủy các mạch máu ở mắt, tim, gan, thận. Gây ra biến chứng hỏng mắt, đột quỵ, suy thận, đoạn chi…

Bệnh đái tháo đường diễn biến rất âm ỉ, không có triệu chứng rõ ràng. Các bệnh nhân chỉ đến viện khi có biến chứng nặng thì điều trị cũng đã muộn.

Theo TS. Từ Ngữ, Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam người bị đái tháo đường nếu không có chế độ ăn phù hợp, thay đổi lối sống sẽ càng nhanh dẫn tới biến chứng nguy hiểm tới tính mạng.

Người bệnh bị đái tháo đường nếu ăn uống không tốt sẽ gây ra thiếu năng lượng, năng lượng thiếu sẽ làm cho tăng nguy cơ biến trứng. Bệnh nhân có thể gầy nhiều, suy kiệt cơ thể do ăn uống không đầy đủ năng lượng, thậm chí có thể tử vong.

Còn theo GS. BS Thái Hồng Quang, Chủ tịch Hội đái tháo đường Việt Nam đái tháo đường tuyp 2 đang ngày tăng ở người trẻ, nguyên nhân là do béo phì, không hoạt động, xem tivi nhiều, đi ô tô, không đi bộ, ăn nhiều chất béo, cacbohydrat, ăn thực phẩm nhanh… 

Chế độ ăn không cân đối sẽ dễ gây ra tình trạng béo phì ở người trẻ. Khi béo phì sẽ xảy ra tình trạng kháng insulin gây ra đai thái đường tuyp 2. 

Ngoài ra, việc không vận động thể lực, ăn vào nhiều insulin trong cơ thể sẽ kém đi không thể đưa vào trong tế bào và gây ra bệnh đái tháo đường. 

"Để phòng tránh bệnh đái tháo đường tuyp2 cần phải có lối sống lành mạnh. Chế độ ăn bổ sung thêm rau xanh, hoa tươi hạn chế ăn đồ ăn nhanh, uống nước ngọt, không ăn quá nhiều chất béo, quá nhiều cacbohydrat, hạn chế thói quen rượu bia, thuốc lá. Tăng cường hoạt động thể lực để cho cơ thể hoạt động theo đúng sinh lý", GS. Quang nói.

PGS.TS Trần Ngọc Lương, Giám đốc BV Nội tiết Trung ương khuyến cáo, bệnh đái tháo đường tại Việt Nam trong những năm gần đây tăng. Tỷ lệ đái tháo đường sau 12 năm từ năm (2000-2012) tại Việt Nam tăng lên 200%, chiếm 5.4% dân số trên cả nước.

Con số trên chỉ là tương đối vì còn rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị đái tháo nhưng vẫn chưa được phát hiện.

Bệnh đái tháo đường đang tăng mạnh trong những năm gần đây. Không chỉ gặp ở người lớn tuổi mà còn tăng ở trẻ em (bệnh béo phì), rối loạn chuyển hóa.

Bệnh đái tháo đường không được theo dõi và kiểm soát vì có thể gây ra rất nhiều biến chứng. Nó có thể gây tổn hại đến các mạch máu nhỏ của tim, não, thận, chi… biến chứng đột quỵ, suy thận, biến chứng bàn chân.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại