Máy bay ném bom Tu-95 Nga: "Cơn ác mộng" ám ảnh NATO đến tận năm 2040?

Trung Phạm - Kiều Trần |

Lý do chính khiến NATO bị ám ảnh bởi Tu-95 là ở chỗ, loại máy bay ném bom tầm xa này có thể bay liên tục 14 giờ, ở độ cao 11.000 m và có khả năng tấn công Mỹ bằng bom hạt nhân.

Tháng 11/2015, 59 năm kể từ khi được đưa vào hoạt động, Tu-95 cuối cùng cũng đã lần đầu tiên lâm trận với vai trò một máy bay ném bom. Các video được Bộ Quốc phòng Nga đăng tải cho thấy Tu-95 đã phóng tên lửa hành trình tấn công các mục tiêu khủng bố ở Syria.

Quân đội Nga hiện nay đang vận hành nhiều loại máy bay ném bom khác nhau có khả năng mang tải trọng lớn và có thể bay với vận tốc nhanh hơn Tu-95. Tuy nhiên, "bô lão" Tu-95 (tên hiệu NATO là "Gấu Bay") vẫn thích nghi rất tốt với vai trò vận chuyển các tên lửa hành trình hạng nặng và làm nhiệm vụ giám sát địa bàn rộng lớn ở Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

Tu-95 không thể bị nhầm lẫn với bất kỳ loại máy bay nào khác trên thế giới nhờ động cơ tuốc-bin cánh quạt kép đồng trục quay ngược chiều. Các động cơ NK-12 sử dụng trên Tu-95 cho tới nay vẫn là động cơ phản lực tuốc-bin cánh quạt mạnh nhất thế giới, công suất 15.000 mã lực. Trọng lượng cất cánh tối đa của Tu-95 lên đến 185 tấn.

Tu-95 nổi bật với kích thước khổng lồ nhưng đừng để vẻ bề ngoài của nó đánh lừa. Hơn 60 năm qua, Tu-95 vẫn được Nga ưu ái sử dụng bởi rất ít máy bay có thể làm nhiệm vụ canh giữ bầu trời ở một khoảng cách xa, trong thời gian dài với tải trọng lớn như vậy.

Tu-95 được ví như B-52 của Nga nhưng lại là loại máy bay tuần thám biển đặc biệt hiệu quả và luôn có thói quen "đánh thức" các hệ thống phòng thủ bờ biển ở khắp châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ.

Máy bay ném bom Tu-95 Nga: Cơn ác mộng ám ảnh NATO đến tận năm 2040? - Ảnh 1.

Máy bay ném bom hạng nặng Tu-95 Nga

Theo trang mạng quân sự Aerobuzz (Pháp), Tu-95 là mối đe dọa thực sự đối với Mỹ và các đồng minh NATO. Giới tướng lĩnh NATO xem Tu-95 là cơn "ác mộng". Mỗi khi radar của khối này phát hiện ra "Gấu Bay" Nga, các lực lượng không quân của họ phải tức tốc điều máy bay ngăn chặn, giám sát.

Lý do chính khiến NATO bị ám ảnh bởi Tu-95 là ở chỗ, loại máy bay ném bom tầm xa này có thể bay liên tục 14 giờ, ở độ cao 11.000 m, có khả năng tấn công nước Mỹ bằng bom hạt nhân.

Những phi công lái máy bay chiến đấu phương Tây được giao nhiệm vụ "áp tải" sẽ không bao giờ quên được cảm giác về âm thanh, độ rung lớn khi bay sát Tu-95.

Mới đây nhất, ngày 12/5/2018, Không quân Mỹ đã phải điều động 2 chiếc tiêm kích tàng hình F-22 lên ngăn chặn 2 máy bay Tu-95 của Nga "lởn vởn" ngoài khơi bờ biển Alaska, phía Bắc quần đảo Aleutian.

Chiếc máy bay biểu tượng của Chiến tranh Lạnh này hiện vẫn được Nga nâng cấp và sẽ tiếp tục hoạt động đến năm 2040.

Máy bay ném bom chiến lược Tu-95 của Nga

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại