Con gái độc nhất bị xe tông qua đời, người mẹ đã làm một việc khiến ai cũng kính nể

Trần Quỳnh |

Không một ai có thể tin người mẹ tần tảo ấy lại có thể bình tĩnh và hành xử như vậy trước cái chết thương tâm của cô con gái độc nhất.

Đây là một câu chuyện có thật, kể về một quả phụ tại An Hóa (Hồ Nam) có tên là La Anh. Con con gái tên Tương Nhi của người mẹ bất hạnh ấy năm xưa từng lên Đại Liên học Đại học, nhưng không may bị tai nạn giao thông qua đời.

Tương Nhi chính là sự kiêu ngạo và hãnh diện lớn nhất trong cuộc đời của quả phụ La Anh. Giờ đây người con ấy lại không may bỏ mạng dưới bánh xe khi tuổi đời con quá trẻ…

Vậy nhưng, khi tới Đại Liên sắp xếp hậu sự cho con, hành động của La Anh đã khiến toàn bộ những người biết về bi kịch ấy bị chấn động. Sau này, câu chuyện về người quả phụ cao cả ấy vẫn thường được mọi người nhắc tới với tên gọi: "Sự buông tha vĩ đại".

Dưới đây là toàn bộ câu chuyện cảm động về người mẹ cao thượng mang tên La Anh.

Hai năm về trước, người dân ở một thôn nghèo tại An Hóa (Hồ Nam) tổ chức tiễn biệt trang trọng dành cho cô bé Tương Nhi – tân sinh viên sắp lên Đại Liên nhập học. Trước khi lên đường, mọi người dặn dò Tương Nhi rằng:

"Con hãy cố gắng học tập, tương lai đón mẹ con lên thành phố hưởng phúc. Mẹ con một mình nuôi nấng con từng ấy năm, quả thật không dễ dàng…"

Không ngờ rằng, hai năm sau, những người dân ở thôn nghèo ấy lại ở nén nước mắt tổ chức đám tang cho cô gái nhỏ năm nào. Họ vô cùng đau đớn, cũng vô cùng phẫn uất, nói với người quả phụ La Anh rằng:

"Nhất định không thể bỏ qua cho tên tài xế đâm Tương Nhi. Hắn đã phát nát cả một gia đình rồi!"

Con gái độc nhất bị xe tông qua đời, người mẹ đã làm một việc khiến ai cũng kính nể - Ảnh 1.

Câu chuyện về người mẹ mất con ở Hồ Nam đã gây xôn xao Trung Quốc trong suốt một thời gian dài. Ảnh minh họa.

Ngay khi nhận được hung tin, một vài dân làng và người thân họ hàng đã cùng mẹ Tương Nhi lên đường tới Đại Liên. Quãng đường từ Hồ Nam tới thành phố ấy dài gần ba nghìn cây số, La Anh cùng mọi người phải ngồi tàu hai ngày một đêm.

Vốn dĩ, bà La Anh có thể ngồi máy bay để nhanh chóng tới nơi. Nhưng vừa nghe đến giá tiền, người mẹ tần tảo ấy lại cảm thấy, có thể tiết kiệm được cái gì thì nên tiết kiệm, vì vậy quyết định ngồi tàu gần hai ngày đêm.

Vội vã bước lên chuyến tàu đến nơi con gái tử nạn, mồ hôi trên gương mặt còn chưa kịp lau đi, nước mắt của bà La Anh đã vô thức rơi xuống. 

Thế giới này rộng lớn như vậy, con đường này xa xôi đến thế, Tương Nhi của bà từ vùng đất hoang nghèo khó lên thành phố phương xa học hành, vốn dĩ đã chẳng dễ dàng gì rồi…

Khi vừa bước xuống ga Đại Liên, thầy giáo, bạn học của Tương nhi, còn có cả lãnh đạo của tập đoàn xe buýt và người tài xế gây tai nạn tên Tiểu Phó đều chờ sẵn để đón bà La Anh. 

Lãnh đạo công ty và nhà trường đều thống nhất chuẩn bị nhà khách cho La Anh, nhưng bà một mực muốn đến nhà của tài xế Tiểu Phó, còn dặn mọi người hãy trở về trước.

Đối với yêu cầu ấy, việc duy nhất mà mọi người có thể làm chỉ là đồng ý. Lãnh đạo công ty nói với Tiểu Phó, bất luận bà La Anh có làm ầm ĩ đến đâu đều phải chịu. Bởi người con duy nhất trong gia đình ấy đã đi rồi, dù bà có náo loạn tới đâu cũng không hề quá đáng.

Sau đó, bà La Anh quả thực đã đến nhà của người tài xế đâm chết con mình. Đó là căn phòng chưa tới 50 mét vuông, một nhà năm người cùng nhau chung sống.

Gia đình Tiểu Phó ngoài cha mẹ và vợ anh, còn có một cậu con trai mới đi vườn trẻ. Vợ của người tài xế ấy không biết nói câu gì cho phải, chỉ đành im lặng trước La Anh.

Nhìn qua ngôi nhà một lượt, bà nói với người phụ nữ trẻ ấy: "Người thành thị các cô sống ở chỗ này cũng là chật chội quá rồi!"

Lời nói ấy khiến cô gái trẻ bất chợt rơi nước mắt. Cô ngậm ngùi nói:

"Từ lúc kết hôn tôi đã sống ở đây cùng chồng và bố mẹ anh ấy. Chúng tôi đều là công nhân bình thường, sao có thể mua nổi nhà? Ở đây giá phòng 1 mét vuông đã lên đến hơn 10.000 tệ, dù nhịn ăn nhịn uống cả đời cũng chẳng thể mua nổi!"

Nghe câu nói ấy, La Anh kinh ngạc đến ngây người: "Mười ngàn một mét vuông, đó là giá của mấy kiểu nhà lầu như lồng chim bồ câu này sao?"

Vợ Tiểu Phó đáp: "Cũng không phải! Tiểu Phó mỗi tháng làm thuê kiếm được không đến 2000, một tháng chỉ nghỉ ba ngày, chạy xe đến không biết ngày đêm, lái nhiều đến mức cây số không đếm xuể, chắt chiu từng đồng nhỏ nhất.

Từ ngày làm thuê cho công ty xe buýt đến giờ, anh ấy chưa từng có giấc ngủ trọn vẹn, bệnh suy nhược thần kinh cứ vậy mà đeo bám.

Mấy năm nay, anh ấy chưa từng trải qua một dịp lễ đoàn viên nào bên gia đình. Giờ thì nguy rồi, gây ra chuyện lớn như vậy…"

Nói đến đây, người vợ trẻ của Tiểu Phó lớn tiếng khóc. Thấy cảnh tượng ấy, bà La Anh vội vàng nói: "Cô gái trẻ à, bà bác này muốn ăn bữa cơm ở nhà các cháu!"

Nghe vậy, vợ Tiểu Phó lau nước mắt, vội vàng gọi chồng ra ngoài mua thức ăn. Nhưng La Anh kiên quyết không đồng ý và nói: "Ở nhà có gì thì ăn nấy!"

Con gái độc nhất bị xe tông qua đời, người mẹ đã làm một việc khiến ai cũng kính nể - Ảnh 2.

Quyết định chủ động đến thăm căn nhà của người tài xế vô tình đâm chết con mình của La Anh đã khiến nhiều người bất ngờ và lo lắng. Ảnh minh họa.

Sau khi ăn cơm xong, La Anh một mình đi đến trường học của Tương Nhi. Từ lúc bước vào cổng trường cho đến khi đi tới chỗ con gái gặp tai nạn, người mẹ ấy không hề nói một từ.

Bạn học của Tương Nhi dẫn bà đi đến phòng học cô bé từng ngồi, đi thăm phòng ký túc nơi cô từng ăn ngủ… Mọi nơi có dấu chân của con gái trong ngôi trường ấy, bà La Anh đều đi qua một lần.

Nhà trường đặc biệt vì bà mà mời một đoàn luật sư tới. Mục tiêu chủ yếu đề ra gồm hai điểm: Thứ nhất là phải khẳng định tai nạn tài xế gây ra là nghiêm trọng. Thứ hai là phải tranh thủ mức bồi thường kinh tế tốt nhất.

Bà La Anh không hề gặp qua đoàn luật sư, chỉ gặp riêng chủ nhiệm lớp của con gái và nói với thầy: "Tương Nhi đã gây nhiều phiền toái cho nhà trường rồi. Nay tôi đành phải làm phiền nhà trường thêm một việc nữa.

Đó là hãy giúp tôi đem thi thể của cháu sớm đi hỏa thiêu. Sau đó lại tìm một bạn học thân với cháu nhất để dẫn tôi và Tương Nhi đi qua những nơi nổi tiếng ở Đại Liên này mà khi còn sống con tôi chưa có dịp đi thăm.

Những chuyện còn lại, tôi sẽ tự mình giải quyết, không thể mang thêm phiền phức cho nhà trường nữa, lại càng không thể khiến các cháu vì Tương Nhi mà trễ nải việc học tập".

Chủ nhiệm như còn muốn nói gì đó, bà La Anh nói tiếp: "Tương Nhi tối hôm qua có báo mộng cho tôi. Cháu nó muốn như vậy, người lớn chúng ta hãy chiều theo nó một lần đi".

Sau khi di thể Tương Nhi được hỏa táng, La Anh đem hộp tro cốt của con cất vào túi đeo trên lưng, cẩn thận tựa như đang địu một đứa trẻ nhỏ. Bà dùng thời gian một ngày ở Đại Liên để đi thăm bờ biển ngắm bãi đá vàng.

Một ngày trôi qua, bạn học của Tương Nhi đều khóc đến sưng cả mắt. Vậy nhưng bà La Anh ngay cả một giọt lệ vẫn chưa rơi. Đám trẻ thấy vậy, nhẹ nhàng an ủi bà: "Dì à, dì cũng khóc đi!"

La Anh chỉ nhẹ nhàng nói: "Tương Nhi lên 4 tuổi đã không còn ba. Kể từ lúc đó, dì không thể rơi nước mắt trước mặt con nữa. Con bé nhìn thấy mẹ khóc sẽ rất đau lòng…"

Con gái độc nhất bị xe tông qua đời, người mẹ đã làm một việc khiến ai cũng kính nể - Ảnh 3.

Vì con gái, dù ở vào những lúc khó khăn hay đau đớn nhất trong đời, bà La Anh cũng kìm nén không rơi nước mắt trước mặt con. Ảnh minh họa.

Ngày thứ hai, nhà trường tìm khắp nơi đều không thấy bà La Anh. Thì ra, người mẹ ấy đã một mình đến trụ sở của công ty xe buýt. Trước sự xuất hiện của bà, công ty từ sớm đã có công tác chuẩn bị tốt.

Họ chuẩn bị số tiền bồi thường theo quy định của luật giao thông Trung Quốc, lại thêm phần bồi thường do gia đình Tiểu Phó tự chuẩn bị, cho tất cả vào một phong bì. Nếu người nhà nạn nhân không tiếp nhận thì sẽ bàn đến các thủ tục pháp luật khác.

Vì không muốn bầu không khí trở nên quá căng thẳng, công ty không để tài xế Tiểu Phó trực tiếp lộ mặt. Một vài người lãnh đạo dẫn theo một luật sư được phân công tiếp đón La Anh.

Họ điều nghĩ rằng, người phụ nữ ấy sẽ vì đau lòng mà khóc đến mức chết đi sống lại, thậm chí có thể gây náo loạn cả công ty. Nhưng từ khi xuống xe gặp mặt cho tới giờ, biểu hiện của La Anh rất bình tĩnh.

Thái độ điềm đạm bất ngờ của bà khiến những người ấy nghĩ rằng đó chỉ là bình yên chốc lát trước bão táp mà thôi. Nhưng họ vẫn tin tưởng rằng phía mình nhiều người, mỗi người nói một câu dễ nghe có thể phần nào an ủi được sự mất mát của người quả phụ ấy.

Kết quả là, buổi gặp mặt giữa hai bên diễn ra chưa đến 10 phút, thậm chí thời gian nói chuyện trực tiếp chỉ vẻn vẹn có 5 phút. La Anh nói:

"Tôi thỉnh cầu các vị hai việc. Việc thứ nhất, hy vọng các vị đừng làm khó cho tài xế Tiểu Phó.

Việc thứ hai, nghe nói Tiểu Phó không ngủ được, các người chuyển lời tôi cho cậu ấy một phương thuốc, lấy tim lợn cắt nhỏ, sau đó thêm 10 quả táo đỏ, thêm muối, dầu, gừng rồi nấu chín, ăn nóng vào hai lần sáng tối, đều đặn trong một tháng, khẳng định sẽ có tác dụng".

Lãnh đạo công ty còn chưa phản ứng kịp trước những lời này, La Anh đã dừng một chút rồi nói lời cuối: "Tương Nhi đã gây ra phiền phức cho các vị rồi!"

Khi người mẹ ấy sắp đi, lãnh đạo công ty kín đáo đưa một chiếc phong bì, nhưng nói thế nào bà cũng không nhận: "Tiền này tôi không thể tiêu được. Các vị hãy đem tiền của Tiểu Phó gửi lại cho cậu ấy. Giữa thành phố tấp nập này, sống ở đây vốn đã khó khăn, làm nghề lái xe lại càng chẳng dễ dàng…"

Cuối cùng, La Anh quay lưng rời đi. So với lúc đi, túi hành lý của bà nhiều thêm một món đồ. Đó chính là tro cốt của cô con gái Tương Nhi. Bà cẩn thận đem tro cốt của con ôm trong ngực, dáng hình nhìn thoáng qua tựa như một pho tượng.

Con gái độc nhất bị xe tông qua đời, người mẹ đã làm một việc khiến ai cũng kính nể - Ảnh 4.

Rời bỏ thành phố tập nập ấy, bà La Anh đã đem di cốt của con gái trở về nơi cố hương nghèo nơi hai người đã từng nương tựa vào nhau để sống. Ảnh minh họa.

Người ở công ty xe buýt đều ngạc nhiên vô cùng trước thái độ của người mẹ mất con ấy. Không lâu sau đó, họ tự bỏ tiền thuê hai chiếc xe trở đầy gạo và dầu tới thôn làng La Anh ở An Hóa.

Mặc dù trước lúc khởi hành, những người ấy đã biết điểm đến là một vùng nông thôn xa xôi ở Hồ Nam nhưng khi đến nơi ấy, họ lại bị sự nghèo khó nơi đây làm cho ngây người.

Những căn nhà xiêu vẹo, những phòng học cũ đổ nát, thậm chí đám con trẻ nơi đây đến bánh xe tải cũng chưa từng thấy qua. Nhà của bà La Anh chỉ có mấy cây cột cũ chống độ, xiêu vẹo như sắp đổ lúc nào không hay.

Khi họ đến nơi, bà La Anh trực tiếp dẫn nhóm người ấy đi đến từng nhà trong thôn làng để tặng gạo và dầu. Bà liên tục nói: "Các người xem, tôi nói không sai chứ? Mấy người này tâm tính đều tốt mà!"

Một nhóm 14 người ấy, ngoại trừ lộ phí để trở về thì bao nhiêu tiền đều đem ra quyên góp cả, thậm chí có người chỉ tiếc vì không thể đem sinh hoạt phí 1 năm ra tặng cho bà La Anh.

Đến ngày hôm nay, tai nạn của cô bé Tương Nhi đã lui vào quá khứ, nhưng câu chuyện về người mẹ cao thượng của cô vẫn thường được người dân Đại Liên nhắc tới.

Sau khi câu chuyện được biết tới đông đảo, không chỉ riêng công ty xe buýt mà nhiều nhà hảo tâm khác đều hết lòng giúp đỡ cho thôn trang nghèo khó của La Anh, từ việc sửa đường, xây nhà cho tới xây trường học...

Tương Nhi là sự kiêu ngạo và tự hào lớn nhất của cả cuộc đời người mẹ. Người phụ nữ ấy từ sớm đã mất chồng, sau đó phải chịu thêm nỗi đau mất đi đứa con duy nhất, cả đời chỉ có thể vò võ một mình nơi thôn quê nghèo khó, bế tắc.

Con gái độc nhất bị xe tông qua đời, người mẹ đã làm một việc khiến ai cũng kính nể - Ảnh 5.

Vậy nhưng, cũng chính sự buông tha vĩ đại của bà lại khiến cho câu chuyện bi kịch kia lại có một kết cục nhân văn khác. Sự buông bỏ của La Anh chính là thành quả của sự dày công tu dưỡng về đạo đức, là tấm gương về lòng thiện lương và cao thượng.

Có lẽ, chính nhờ sự nghèo khó mà thôn quê nơi La Anh cùng Tương Nhi sinh sống năm qua vẫn giữ được truyền thống đạo đức tốt đẹp suốt hàng ngàn năm qua chứ không hề bị xói mòn bởi vòng quay khốc liệt của tiền tài danh vọng như cuộc sống tấp nập ngoài kia…

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại