Bà Phí Mai Chi: Một số doanh nghiệp đã quảng cáo ảnh hưởng đến trẻ em thế nào?

Linh Chi |

Bà Phí Mai Chi, chuyên gia Quyền trẻ em - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã nêu ra một vài ví dụ về việc doanh nghiệp có hành vi quảng cáo ảnh hưởng đến trẻ em.

Ngày 18/7/2017, tại Trung tâm hội nghị Quốc tế, số 11 Lê Hồng Phong, quận Ba Đình, Hà Nội diễn ra hội thảo do hội Dinh dưỡng quốc gia, Soha tổ chức với chủ đề "Phòng chống béo phì, thừa cân ở Việt Nam và cảnh báo của chuyên gia".

Tại hội nghị có sự tham gia của nhiều chuyên gia dinh dưỡng - y tế hàng đầu, đại biểu, doanh nhân, người nổi tiếng đến từ Bộ Y tế, Hội Dinh dưỡng Việt Nam, Viện Dinh dưỡng Việt Nam, Bệnh viện Nhi TƯ, Hiệp hội KHKT an toàn thực phẩm Việt Nam…

Quảng cáo xâm phạm quyền trẻ em

Tại hội thảo, bà Phí Mai Chi, chuyên gia Quyền trẻ em - Bộ LĐTBXH đã nêu ra một vài ví dụ cụ thể về các trường hợp doanh nghiệp có hành vi quảng cáo vi phạm quyền trẻ em.

Bà dẫn chứng về quảng cáo một hãng sữa là giúp tăng chiều cao vươn tới chiều cao lý tưởng, theo bà quảng cáo này đã "nói quá" công dụng tăng chiều cao. Cụ thể, quảng cáo có biểu hiện kỳ thị thân thể trẻ em, tạo dựng khuôn mẫu, gây lầm tưởng "chiều cao" là yếu tố duy nhất để trẻ em tham gia đội tuyển bóng rổ, điều này không phù hợp với trẻ dưới 11 tuổi.

Thông tin biểu đồ tăng trưởng chiều cao không rõ ràng, đầy đủ khiến cha mẹ quyết định mua hàng thiếu thông tin

Bà Phí Mai Chi: Hãng sữa K, sữa V, mì G đã quảng cáo ảnh hưởng đến trẻ em thế nào? - Ảnh 1.

Dẫn chứng thứ hai bà Chi nêu ra là về một loại mì dùng hình ảnh kèm thông điệp giúp đỡ bệnh nhi ung thư. Theo bà, quảng cáo đã lạm dụng hình ảnh và thông tin trẻ em ung thư chưa đúng "sự thật", đánh vào cảm xúc, gây hiểu lầm trong quyết định mua hàng.

Mặt khác, thông tin vận động gây quỹ chưa đầy đủ, không đúng thẩm quyền, dẫn đến mất niềm tin của cha mẹ.

Dẫn chứng thứ 3 cũng về một hãng sữa với quảng cáo tạo khuôn mẫu "bạo lực" cho trẻ em. Trong đó, thông tin về số lượng dưỡng chất chưa rõ ràng, đầy đủ, dẫn đến cha mẹ quyết định mua hàng thiếu thông tin.

Quảng cáo cũng có hình ảnh "bạo lực" tạo khuôn mẫu hành vi không mong muốn trong giáo dục trẻ, điều này không phù hợp với trẻ em dưới 11 tuổi.

Thừa cân, béo phì: Không chỉ là dinh dưỡng mà còn là vấn đề xã hội cần xem xét

Quảng cáo vi phạm quyền trẻ em có thể ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội như ảnh hưởng tới sức khỏe tâm lý, làm thay đổi các chuẩn mực đạo đức của xã hội, tác động đến quá trình xây dựng tính cách hệ giá trị của trẻ…

Đặc biệt, hành vi quảng cáo này còn nguy hiểm hơn khi doanh nghiệm đánh vào hành vi thích mua hàng giảm giá, tâm lý đám đông, dễ thay đổi của cha mẹ để thực hiện các hành vi quảng cáo xâm phạm quyền trẻ em như: Cường điệu các điểm tích cực và che giấu những điểm tiêu cực; Hù họa cha mẹ về nguy cơ mắc bệnh, gây sốc, tò mò.. để thúc đẩy hành vi mua sản phẩm…

Hành vi quảng cáo xâm phạm quyền trẻ em này có thể dẫn đến ciệc tiêu dùng không phù hợp, gây ra hệ quả nghiêm trọng gồm nguy cơ mắc bệnh: dậy thì sớm/béo phì/tiểu đường, tiêu hóa… ) do dùng thực phẩm thừa dinh dưỡng không có cảnh báo phù hợp; Sản phẩm kích thích tăng trưởng; Dùng nước có ga quá độ…

Bên cạnh đó, tiêu dùng không phù hợp cũng dẫn đến sự thay đổi khuôn mẫu/giá trị xã hội, bao gồm: "Nhạy  cảm "về giới tính, bạo lực; Tạo nỗi sợ hãi theo tâm lý đám đông; Hành vi ứng xử kỳ thì với trẻ em yếu thế: xâm hại, tự kỷ, LGBT, khuyết tật; Tiêu dùng quá nhu cầu dẫn đến thiếu trách nhiệm bảo vệ môi trường…

Bà Mai Chi nhấn mạnh, tóm lại, foanh nghiệp cần có trách nhiệm xã hội bằng cách thực hiện theo 1O quy tắc về Quyền trẻ em trong kinh doanh – theo khuyến nghị của UNICEF; tuân thủ đạo đức quảng cáo không phân biệt tôn giáo chủng tộc, đảm bảo độ chính xác, không lạm dụng hình ảnh nhạy cảm.

Truyền thông có trách nhiệm với trẻ em, hướng tới cuộc sống lành mạnh

Trên thế giới, Tổ chức Liên Hợp Quốc và Tổ chức Y tế thế giới (UN & WHO) thực hiện nhiều hành động để đảm bảo truyền thông có trách nhiệm với trẻ em, và Nestle đã phối hợp chặt chẽ với WHO trong những chương trình này.

Tại Việt Nam, Nestlé đã đưa ra cam kết trong cuộc chiến chống béo phì, suy dinh dưỡng bao gồm:

• Phát triển các hoạt động thể thao học đường: Chương trình "Năng động Việt Nam"

• Giới thiệu GDA (Guideline Daily Amount) trên bao bì sản phẩm

• Thực hiện chính sách truyền thông có trách nhiệm tới trẻ nhỏ

Các cam kết này sẽ được thực hiện dựa trên nền tảng dinh dưỡng đảm bảo thành phần dinh dương theo độ tuổi, giảm các yếu tố có hại, bổ sung chất dinh dưỡng dễ thiếu trong khẩu phần ăn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại