Bệnh lây truyền qua đường tình dục không "tha" một ai nhưng ít người biết những điều này để phòng tránh

Tr. Thu |

Ngoài những biểu hiện như gây đau khi "quan hệ", mùi hôi âm đạo, dẫn tới vô sinh... các bệnh lây truyền qua đường tình dục còn có thể có những đặc điểm sau mà ít ai biết.

Bởi vì nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD/STI) không gây ra triệu chứng cụ thể và rõ ràng nên chúng ta không nhận ra chúng phổ biến như thế nào.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh Hoa Kỳ (The Centers for Disease Control and Prevention) ước tính hàng năm, có 19,7 triệu ca nhiễm STD/STI mới.

Theo Hiệp hội Y tế tình dục Hoa Kỳ, hơn một nửa dân số thế giới từng bị STD/STI trong suốt cuộc đời của họ, chỉ có điều họ không nhận ra mà thôi.

Có nhiều người bị bệnh lây truyền qua đường tình dục mà không có triệu chứng cụ thể, bởi vậy, hãy tỉnh táo trước các biểu hiện trên cơ thể để có thể ngăn ngừa bệnh kịp thời.

Ngoài những biểu hiện như gây đau khi "quan hệ", mùi hôi âm đạo, dẫn tới vô sinh... các bệnh lây truyền qua đường tình dục còn có thể có những đặc điểm sau mà ít ai biết.

Bệnh thường nghiêm trọng hơn đối với phụ nữ

Bệnh lây truyền qua đường tình dục không tha một ai nhưng ít người biết những điều này để phòng tránh - Ảnh 1.

Phụ nữ thường dễ bị bệnh lây truyền qua đường tình dục hơn nam giới.

Giải phẫu học chính là nguyên nhân của vấn đề này. Tiến sĩ Ishmael nói: "Phụ nữ gặp nhiều vấn đề liên quan đến tình dục hơn bởi vì âm đạo dẫn đến tử cung và sau đó là khung chậu. Đây tạo ra một con đường thẳng cho các bệnh nhiễm trùng xâm nhập vào bụng và chậu".

Tiến sĩ Ishmael giải thích rằng người phụ nữ có thể bị nhầm lẫn khi thấy chảy máu giữa chu kì kinh nguyệt. Đây có thể là do rụng trứng gây ra nhưng cũng có thể do nhiễm trùng ở âm đạo hoặc cổ tử cung. Một số triệu chứng khác có thể bao gồm đau bụng, táo bón, thậm chí cả đau lưng.

Các triệu chứng có thể xảy ra ngẫu nhiên

Bệnh lây truyền qua đường tình dục không tha một ai nhưng ít người biết những điều này để phòng tránh - Ảnh 2.

Các triệu chứng của bệnh có thể không dễ nhận ra.

Chúng ta thường nghĩ rằng, khi đã bị bệnh lây truyền qua đường tình dục thì các triệu chứng phổ biến thường là có vết loét hở miệng hoặc cảm giác nóng rát khi đi tiểu. Tuy nhiên, một số triệu chứng có vẻ hoàn toàn ngẫu nhiên.

"STD/STI thường không có triệu chứng rõ ràng dù nó có thể lây từ người này sang người kia.

Một số triệu chứng thông thường mà người ta không nhận ra bao gồm vết loét không đau (như giang mai) và tê liệt hoặc cảm giác ngứa ngáy (do herpes)", Tiến sĩ Marra Francis, giám đốc trung tâm y tế EverlyWell, cho biết. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng mới nào, nên đi kiểm tra để được chẩn đoán chính xác.

Có thể gây đau khi quan hệ tình dục

Bệnh lây truyền qua đường tình dục không tha một ai nhưng ít người biết những điều này để phòng tránh - Ảnh 3.

Nhiều bệnh lây qua đường tình dục có thể gây ra vết loét, hoặc sưng nên gây ra cảm giác đau khi đi tiểu, quan hệ tình dục.

Bởi vì một số bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra mụn cơm hoặc vết loét, nên có thể dẫn đến đau đớn khi quan hệ tình dục.

Tiến sĩ Francis nói rằng nhiều bệnh lây qua đường tình dục có thể gây ra "mụn cơm, vết loét, hoặc vết sưng ở trên, hoặc gần dương vật, âm đạo, miệng, hậu môn... nên gây ra cảm giác đau khi đi tiểu, quan hệ tình dục...". Bên cạnh đó, nhiều người còn bị ngứa kèm theo đau rất khó chịu.

Bị bệnh lây truyền qua đường tình dục làm tăng nguy cơ nhiễm HIV

Bệnh lây truyền qua đường tình dục không tha một ai nhưng ít người biết những điều này để phòng tránh - Ảnh 4.

Người bị nhiễm STD khi tiếp xúc với HIV qua quan hệ tình dục thì có nguy cơ nhiễm bệnh hơn gấp 2-5 lần.

"Có một số STDs phổ biến hơn, như bệnh mụn rộp, bệnh lậu, giang mai hoặc chlamydia, có thể làm tăng đáng kể nguy cơ nhiễm HIV", bác sĩ Jenilee Matz, nói với MedHelp.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật, một người bị nhiễm STD khi tiếp xúc với HIV qua quan hệ tình dục thì có nguy cơ nhiễm bệnh hơn gấp 2-5 lần so với những người không có chứng STD. nguy cơ lây nhiễm HIV càng cao hơn nếu bạn có quan hệ tình dục với virus thông qua một đối tác bị nhiễm bệnh.

Bạn không thể kiểm tra ngay sau khi phơi nhiễm

Bệnh lây truyền qua đường tình dục không tha một ai nhưng ít người biết những điều này để phòng tránh - Ảnh 5.

Kiểm tra sớm sẽ rất khó có kết luận chính xác Vi khuẩn và virus gây STDs có thời điểm ủ bệnh khác nhau.

Tiến sĩ Joshi nói: Bước đầu tiên là kiểm tra và ngừng quan hệ tình dục để hạn chế khả năng lây lan bệnh cho bạn tình của bạn nếu họ không bị nhiễm bệnh. Không có cách nào khác để biết chắc chắn bạn hiện có đang bị STDs hay không ngoài việc làm các xét nghiệm.

Vi khuẩn và virus gây STDs có thời điểm ủ bệnh khác nhau nên phải cần thời gian để đảm bảo đủ vật liệu gây bệnh thì kết quả xét nghiệm mới chính xác, dù là bạn làm xét nghiệm nước tiểu hay xét nghiệm máu.

Nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn vào tối hôm trước và kiểm tra vào ngày hôm sau thì kết quả sẽ chưa chính xác bởi không có đủ thời gian để virus hoặc vi khuẩn tái tạo, hoặc để cơ thể tạo ra đủ các kháng thể có thể phát hiện bệnh qua xét nghiệm. Vì vậy, hãy theo dõi và đi khám theo tư vấn của bác sĩ.

Phòng ngừa là điều tốt nhất bạn nên làm

Bệnh lây truyền qua đường tình dục không tha một ai nhưng ít người biết những điều này để phòng tránh - Ảnh 6.

Điều quan trọng nhất là bạn cần biết làm thế nào để ngăn chặn các bệnh tình dục.

Điều quan trọng nhất là bạn cần biết làm thế nào để ngăn chặn các bệnh tình dục. Tiến sĩ Ishmael đề nghị bạn cần ghi nhớ những nguyên tắc phòng ngừa bệnh bao gồm: Dùng các biện pháp bảo vệ an toàn, chung thủy với 1 bạn tình, kiểm tra sức khỏe thường xuyên...

Quá trình kiểm tra sức khỏe phụ khoa sẽ nhanh chóng chứ không mất nhiều thời gian của bạn. Một số xét nghiệm bệnh, chẳng hạn như chlamydia và lậu, có thể được thực hiện qua xét nghiệm mẫu nước tiểu. Trong trường hợp cần thiết bác sĩ mới yêu cầu bệnh nhân tiến hành xét nghiệm máu.

Nguồn: Thelist

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại