Vũ khí "thần chết không thể gọi tên" của Mỹ khiến kẻ địch run sợ

Lê Cao |

Mặc dù bị trúng đạn nhưng chiếc máy bay vẫn trở về căn cứ an toàn. Chính vì vậy nó đã trở thành vũ khí đáng sợ nhất, khiến đối thủ vừa run sợ vừa căm ghét.

A-10 Thunderbolt II do hãng Fairchild Republic (Mỹ) chế tạo từ đầu những năm 1970, đi vào hoạt động từ năm 1977, mục tiêu chính là diệt xe tăng, thiết giáp thời Chiến tranh lạnh tại địa bàn châu Âu.

Máy bay có 2 động cơ phản lực gắn sau đuôi, tốc độ bay tối đa 706 km/h, độ cao tối đa 13,7 km, bán kính hoạt động 460 km (chiến đấu). Máy bay có 11 giá gắn vũ khí gồm 8 giá ở cánh và 3 ở dưới bụng.

Máy bay cường kích A-10 có chiều dài 16,26 m, cao 4,47 m, sải cánh 17,53 m, trọng lượng rỗng 11,3 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa đến 23 tấn. Ra mắt tháng 3/1977, A-10 Thunderbolt II nhanh chóng thể hiện khả năng vượt trội trên các chiến trường.

Theo giới phân tích quân sự, máy bay cường kích A-10 trở thành con át chủ bài trong loạt máy bay hỗ trợ các đơn vị mặt đất nhờ hệ thống vũ khí gắn trên máy bay cùng khả năng di chuyển trong nhiều giờ.

Vũ khí thần chết không thể gọi tên của Mỹ khiến kẻ địch run sợ - Ảnh 1.

A-10 Thunderbolt II được trang bị pháo tự động GAU-8 Avenger có uy lực đáng sợ

Buồng lái và hệ thống kiểm soát được bảo vệ toàn bộ bằng lớp giáp titan với tổng trọng lượng lên tới hơn 500 kg. Máy bay A-10 sử dụng loại pháo hàng không mạnh nhất của quân đội Mỹ GAU-8 Avenger, với 7 nòng quay 30 mm, tốc độ bắn 3.900 viên đạn mỗi phút.

Đây là loại pháo rất dài và nặng: dài 6 m, nặng gần 2 tấn (cả hệ thống). Khẩu pháo này đặt trước mũi máy bay và gắn kết với cấu tạo của A-10. Nếu không có vũ khí này, máy bay sẽ không cân bằng và không bay được.

Khẩu pháo này bắn viên đạn với tốc độ 1.070 m/s (nhanh hơn tốc độ âm thanh), bắn được 4.200 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 1.200 m và tối đa là 3.600 m.

Đạn pháo của A-10 có thể bắn xuyên thủng lớp vỏ thép dày 69 mm ở khoảng cách 500 m hoặc bắn xuyên lớp thép dày 38 mm ở khoảng cách 1.000 m. Tiếng rít của đạn pháo 30 mm khi rời nòng lao xuống mục tiêu nghe như tiếng heo rống, nên loại máy bay này còn có biệt danh là Heo rừng (Warthog).

Ngoài ra, cường kích A-10 còn được trang bị các vũ khí khác như các tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick hay hỏa tiễn tầm nhiệt AIM-9 Sidewinder. Để giảm thiệt hại cho hệ thống nhiên liệu của A-10, tất cả 4 thùng nhiên liệu được đặt gần trung tâm của máy bay và nằm cách biệt phần thân.

Những năm gần đây, không lực Mỹ tính cho các phi đội A-10 về hưu, với lý do đã có F-35 thay thế. Tuy nhiên chúng vẫn "hữu dụng". Trong số những vũ khí triển khai của Mỹ tại Syria, cường kích A-10 được coi là loại vũ khí đáng sợ nhất khiến đối thủ vừa run sợ vừa căm ghét.

Năm 2015, một chiếc A-10 đã bị tấn công ít nhất bằng 4 quả tên lửa phòng không vác vai SA-7, tuy nhiên không hiểu bằng cách nào nó vẫn lết về được căn cứ và phi công vẫn an toàn. Chính nhờ khả năng sống dai này mà A-10 tiếp tục tung ra những đòn vũ bão trên chiến trường.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại