Cường kích A-10 chấp 4 tên lửa phòng không bắn lên ở Mosul

Tuấn Vũ |

Mặc dù đã bị Không quân Mỹ lên kế hoạch loại biên, nhưng cường kích A-10 vẫn chứng minh được sức mạnh khi thực hiện không kích IS tại phía Tây Raqqa, Syria.

Truyền thông Syria vừa đăng tải bức ảnh về cường kích A-10 của Mỹ thực hiện không kích dữ dội các mục tiêu của khủng bố IS ở Tây Raqqa - nơi được xem là sở chỉ huy của IS tại Syria.

Gần như đồng thời với cuộc không kích tại Raqqa, cường kích A-10 cũng đã thực hiện vụ tấn công IS gần thành phố Mosul, miền Bắc Iraq, theo tờ Iraq News.

Tuy nhiên, chiếc A-10 Thunderbolt này đã bị ít nhất bằng 4 quả tên lửa phòng không vác vai SA-7 từ lực lượng phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tấn công nhưng chiến đấu cơ này vẫn thoát hiểm ngoạn mục.

 Cường kích A-10 chấp 4 tên lửa phòng không bắn lên ở Mosul  - Ảnh 1.

Cường kích A-10

Mặc dù phi đội máy bay cường kích A-10 này trở về căn cứ an toàn sau vụ tấn công bằng các tên lửa SA-7 nhưng tình huống chết người trên lại một lần nữa nhắc nhở Không quân Mỹ về sức mạnh của IS tại chiến trường Iraq.

Bên cạnh đó, Quân đội Mỹ cũng phải đối mặt với nguy cơ các căn cứ quân sự của nước này đóng ở Kuwait, có thể sẽ bị các tay súng trung thành với Nhà nước Hồi giáo IS tấn công bất cứ lúc nào bằng các loại tên lửa phòng không vác vai.

Máy bay cường kích A-10 Thunderbolt II được Quân đội Mỹ đưa vào trang bị vào cuối những năm 1977, nó có trọng lượng cất cánh tối đa khoảng 23 tấn và có thể bay với vận tốc tối đa là hơn 900 km/h. Và mặc dù vẫn đầy uy lực nhưng Lầu Năm Góc đã lên kế hoạch cho cường kích này nghỉ hưu.

Tuy nhiên theo Tạp chí Business Insider, Quốc hội Mỹ đã từ chối cho phép Không quân Mỹ ngừng sử dụng A-10 Thunderbolt theo Chuẩn Đô đốc John Kirby - Phát ngôn viên Lầu Năm Góc, vấn đề này là ưu tiên hàng đầu đối với Bộ Quốc phòng trong phiên điều trần về dự toán ngân sách quốc phòng trong mấy năm gần đây.

Ông Kirby cho biết trong một cuộc họp báo tại Lầu Năm Góc: "Mong muốn của chúng tôi luôn là ngừng sử dụng máy bay A-10". 

Hồi cuối năm 2014, A-10 được gửi tới Trung Đông để tham gia chiến dịch chống lại phiến quân IS nhưng "việc máy bay vẫn đang tiến hành nhiệm vụ không kích" sẽ không thay đổi quan điểm ngừng sử dụng A-10 của Bộ Quốc phòng và Không quân Mỹ, để nhường chỗ cho phi cơ F-35 sẽ được đưa vào sử dụng.

Dù ra đời từ những năm 1977, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, A-10 vẫn là lựa chọn số 1 của Không quân Mỹ cho các nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực cho các lực lượng mặt đất. Trong vai trò đó, A-10 chuyên hoạt động ở độ cao thấp và tốc độ hạ âm. Động cơ phản lực của nó không có chế độ đốt hậu.

Do chủ yếu hoạt động ở độ cao thấp, A-10 được thiết kế để có thể chịu được hư hại nặng gây ra bởi hỏa lực phòng không của đối phương, đặc biệt là pháo cao xạ và tên lửa tầm gần. Nó được cho là có khả năng chịu hư hại gấp 10 lần các loại máy bay khác trong 1 số tình huống.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại