Cận cảnh cuộc sống bên dưới hầm trú bom trong thời bình ở Trung Quốc

Lâm Anh |

Những căn hầm đã cứu sống hàng nghìn người Trung Quốc khỏi cuộc không kích của quân Nhật thời chiến tranh giờ đây đã được cải tạo thành không gian sống mới.

Từng là kinh đô của Trung Quốc, nay là một trong những thành phố công nghiệp lớn nhất thế giới, Trùng Khánh đang thay đổi diện mạo theo cách rất riêng.

Tháng 2/1938 đến tháng 8/1943 trong chiến tranh Trung – Nhật, người Nhật thực hiện 268 cuộc không kích với hơn 11.500 quả bom được thả xuống Trùng Khánh. 

Hầm trú bom năm xưa giờ được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như xây dựng các nhà hàng, cửa hiệu và công xưởng. 52 đường hầm ở ngoại ô Fujiagou được chuyển đổi cho mục đích công nghiệp. 

Cận cảnh cuộc sống bên dưới hầm trú bom trong thời bình ở Trung Quốc - Ảnh 1.

Lối vào hầm trú bom.

Jianshe, một trong những công ty sản xuất xe máy thành công nhất Trung Quốc, hiện là chủ sở hữu của các xưởng sản xuất đặt trong các hầm trú bom xưa. 

Máy móc của công ty đều được chế tạo từ những công xưởng này dù điều kiện làm việc của công nhân gặp nhiều bất lợi như tiếng ồn lớn, đèn sáng yếu, bộ phận thông hơi kém. 

Trong khi đó chính phủ Trung Quốc đang chuyển các đường hầm ở Fujiagou thành viện bảo tàng và khu tưởng niệm.

Cận cảnh cuộc sống bên dưới hầm trú bom trong thời bình ở Trung Quốc - Ảnh 2.

Phụ nữ Trung Quốc tập múa dưới đường hầm đã được cải tạo.

Trong đường hầm gần ga tàu điện ngầm Liziba, bà Fang, chủ doanh nghiệp tái chế, gặp nhiều khó khăn vì giá thép giảm. 

Bà chuyển từ tỉnh Tứ Xuyên đến đây từ năm 2000. Từ đó đến năm 2013, bà thu về 2.000 nhân dân tệ (hơn 6,6 triệu đồng) cho mỗi tấn thép. Những bây giờ phải may mắn lắm bà mới thu được khoảng 900 đến 1000 nhân dân tệ (3 triệu đến 3,3 triệu đồng)/tấn.

Nhiều đường hầm ở Trung Khánh được chuyển thành các cửa hàng dù xu hướng bắt đầu có dấu hiệu suy giảm. Lợi thế khi kinh doanh trong các đường hầm là chi phí thấp.

Cận cảnh cuộc sống bên dưới hầm trú bom trong thời bình ở Trung Quốc - Ảnh 3.

Vì giá thép giảm, công việc kinh doanh đồ tái chế của bà Fang gặp nhiều khó khăn. Trong lúc rảnh rỗi, bà chơi chứng khoán.

Đoạn đường hầm gần Lianglukou mà cặp vợ chồng MaZhihua và Ning Pingzhi thuê để mở cửa hàng xe đạp và xưởng sản xuất xe tay ga thường rất mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. 

Do đó, họ không cần phải tốn chi phí lắp đặt điều hòa. Ngoài số tiền 3.000 nhân dân tệ (hơn 10 triệu đồng) thuê địa điểm mỗi tháng, hai vợ chồng chỉ phải trả thêm một vài phụ phí.

Cận cảnh cuộc sống bên dưới hầm trú bom trong thời bình ở Trung Quốc - Ảnh 4.

Cô Ning Pingzhi tại cửa hàng xe đạp của hai vợ chồng.

Khoảng 2,5 km đường hầm ở trung tâm thành phố hiện nay là một phần của tuyến tàu điện ngầm nối Linjiang với Jiaochangkou. Bên cạnh đó, chính quyền thành phố cũng chuyển đổi các đoạn đường hầm còn lại cho mục đích giải trí.

Được xây dựng với mục đích ban đầu là bảo vệ người dân trong chiến sự, qua thời gian, đường hầm ở Trùng Khánh vừa trở thành minh chứng cho sự đau thương vừa là biểu tượng cho sự hồi phục của thành phố.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại