Bị chẩn đoán chỉ còn sống được 12 tháng, cô gái bị ung thư phổi làm nên điều kỳ diệu

Hoàng Hương |

Samantha Mixon muốn nâng cao nhận thức cho mọi người về căn bệnh ung thư đang gây tử vong lớn cho phụ nữ.

Vào tháng 3 năm 2012, Samantha Mixon, 33 tuổi ở Georgia, Mỹ bắt đầu thấy xuất hiện những cơn đau đầu. Bác sĩ chẩn đoán cô bị chứng đau nửa đầu và kê thuốc giảm đau.

Khi thị lực của cô suy giảm tạm thời với các triệu chứng như màu sắc nhòe nhoẹt, không nhìn được xa, bác sĩ thông báo bệnh đau nửa đầu có thể liên quan đến viêm xoang.

"Họ kê thuốc Mucinex cho tôi. Mỗi ngày, tôi hắt xì khoảng 100 lần. Không có thuốc nào hiệu quả hết. Tôi còn có cảm giác có một thứ gì đó ở trong ngực", bà mẹ 1 con cho biết.

5 tháng sau, Samatha chứng kiến những cơn đau lưng ập đến. Bác sĩ kê thuốc giãn cơ nhưng cũng không có tác dụng.

Bị chẩn đoán chỉ còn sống được 12 tháng, cô gái bị ung thư phổi làm nên điều kỳ diệu - Ảnh 1.

Những cơn đau lưng liên tục tấn công Samatha và đây là dấu hiệu cảnh báo căn bệnh ung thư phổi.

Một chẩn đoán như tiếng sét đánh ngang tai

Vào Lễ Tạ ơn năm đó, Samantha đang ngồi đọc truyện cho cô con gái 7 tuổi nghe.

"Tôi bắt đầu ho nhiều và nghĩ rằng có nhiều đờm. Nhưng khi nhổ ra, tôi lại thấy máu. Tôi linh cảm có điều gì đó không ổn".

Sau ngày lễ, Samatha đi tham gia đình ở Atlanta.

"Chị gái tôi cho rằng tôi nghiện mà túy vì cứ 3 tiếng tôi lại uống thuốc. Chúng tôi cãi nhau. Bố mẹ tôi bước vào và đó là lúc tôi quyết định đi khám ở bệnh viện", Samatha kể lại.

Sau đó mẹ đưa cô đến bệnh viện. Chẩn đoán MRI (chụp cộng hưởng từ) cho thấy trong não cô có một vùng màu xám. Đó là một khối u. Samantha ngay lập tức được chuyển đến một bệnh viện lớn để tiến hành phẫu thuật.

"Anh họ và dì tôi nói đó là u lành và mới ở giai đoạn đầu nên tôi nghĩ là chỉ cần phẫu thuật là mọi chuyện sẽ đâu vào đấy", Samatha nhớ lại.

Sau cuộc phẫu thuật, bác sĩ thông báo đó lại là một khối u ác tính. Nó xuất phát từ một bộ phận khác trong cơ thể, nhiều khả năng là từ phổi.

Quả thật, sau khi làm đầy đủ các xét nghiệm, họ bảo cô bị ung thư phổi giai đoạn IV và nó đã di căn lên não. Samatha bị đau lưng chính là do khối u ở phổi gây ra, và cô được kết luận chỉ còn sống được từ 12-18 tháng.

Trong một buổi tối ngồi tâm sự với một trợ lý bác sĩ, cô đã được tiếp thêm một sức mạnh vô hình.

"Cô trợ lý nói rằng: Samantha, cô mới 33 tuổi, đừng đầu hàng. Ít người nào bị ung thư phổi ở tuổi độ tuổi này nhưng đừng suy sụp bởi những con số thống kê. Người ta có thể chết, nhưng cô thì không".

Bị chẩn đoán chỉ còn sống được 12 tháng, cô gái bị ung thư phổi làm nên điều kỳ diệu - Ảnh 2.

Cuộc chơi "xổ số" với ung thư phổi

Với tình trạng bệnh tình như vậy, Samatha được chuyển đến Trung tâm Ung thư Anderson ở Houston.

Ban đầu, bác sĩ chỉ định cắt bỏ phổi phải của cô, nhưng sau đó họ phát hiện ung thư đã di căn sang phổi trái. Lúc này, nhiều đợt kiểm tra đã làm dấy lên 1 tia hy vọng: Samantha có đột biến EGFR. Một số loại thuốc có thể phù hợp với loại đột biến này.

"Tôi đang chơi xổ số với căn bệnh ung thư phổi bởi tất cả phụ thuộc vào khả năng thích ứng với thuốc điều trị".

Đột biết EGFR nghĩa là cơ thể cô sản xuất quá nhiều protein EGFR, một chất giúp tế bào phát triển và phân chia. Đột biến khiến tế bào của cô lớn lên và phân chia quá nhanh.

Thật may mắn, một số loại thuốc có thể chặn các thụ thể EGFR trên bề mặt tế bào, làm chậm hoặc ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.

"Tôi rất may mắn khi không phải hứng chịu những hậu quả phụ của hóa trị. Ngày nào tôi cũng phải dùng thuốc và dùng cho đến hết đời".

Niềm tin vào cuộc sống: Liều thuốc chữa ung thư hiệu quả

Bị chẩn đoán chỉ còn sống được 12 tháng, cô gái bị ung thư phổi làm nên điều kỳ diệu - Ảnh 3.

Samatha và con gái.

"Trong năm điều trị đầu tiên, tôi tuyệt vọng vô cùng", Samatha bồi hồi nhớ lại.

Sau gần 4 năm chiến đấu với căn bệnh ung thư, giờ đây ở tuổi 36, Samatha sống luôn tràn đầy hi vọng.

Ngoài niềm tin vào cuộc sống, cô còn nhận sự giúp đỡ của những người đồng cảnh ngộ. Samatha tham gia một trang Facebook dành cho người bị ung thư phổi.

"Tôi đã được những người bị ung thư phổi cũng điều trị bằng phương pháp như tôi chia sẻ kinh nghiệm điều trị cũng như những tâm sự thầm kín của mình".

Cô tin rằng bệnh nhân ung thư không nên lo lắng quá nhiều về những gì ngoài tầm kiểm soát, nó chỉ khiến cuộc đời tồi tệ hơn.

Gia đình nhỏ của Samatha cũng thay đổi cách sống, bước sang một trang mới để phù hợp với công cuộc chữa bệnh của cô.

Tất nhiên, cô kiên trì uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và không còn lo lắng về chuyện một ngày nào đó thuốc sẽ hết tác dụng và ung thư sẽ tái phát.

Vào tháng 9 vừa qua, trong lần kiểm tra PET gần đây nhất, các bác sĩ phát hiện cô vẫn còn 2 khối u và 1 kết tiết trong phổi - nhưng không có tế bào ung thư.

Chia sẻ câu chuyện của mình, Samatha muốn nhấn mạnh rằng ai cũng có thể mắc ung thư phổi nhưng đừng hết hi vọng. Ngay như trường hợp của cô, dù được phát hiện ở giai đoạn cuối nhưng hiện nay cô đã gần như chiến thắng được ung thư phổi.

Bị chẩn đoán chỉ còn sống được 12 tháng, cô gái bị ung thư phổi làm nên điều kỳ diệu - Ảnh 4.

Samatha tin rằng bệnh nhân ung thư không nên lo lắng quá nhiều về những gì ngoài tầm kiểm soát.

Theo Tổ chức giáo dục và giúp đỡ đối tượng của các căn bệnh về phổi LUNG FORCE của Hiệp Hội Phổi Mỹ, 2/3 số ca ung thư phổi xảy ra ở những người chưa từng hút thuốc hoặc đã bỏ thuốc lá. Và đây là loại ung thư gây tử vong cao nhất ở phụ nữ.

Trong năm 2016, hơn 106.000 phụ nữ Mỹ bị chẩn đoán mắc căn bệnh này. Tỉ lệ sống sót của ung thư phổi thấp hơn 5 lần so với những loại ung thư khác. Tỉ lệ bệnh nhân sống qua 5 năm chỉ là 18%.

Đau lưng: Dấu hiệu cảnh báo căn bệnh ung thư phổi

Theo Cancer, ung thư phổi có thể gây đau lưng là do khối u chèn ép trực tiếp lên các cấu trúc vùng thắt lưng. Chúng cũng gây kích thích dây thần kinh đi qua ngực hoặc niêm mạc của phổi, nhưng não bộ lại tiếp nhận như một cơn đau lưng.

Lí do nữa là đau lưng cũng có thể gây ra bởi sự lây lan (di căn) của ung thư phổi tới xương sống. Khoảng 30-40% bệnh nhân ung thư phổi di căn xương có triệu chứng đau lưng.

Ngoài ra, ung thư phổi di căn tới tuyến thượng thận cũng gây ra đau lưng.

Đau lưng do ung thư phổi gây ra thường xảy ra ở phần giữa lưng trở lên. Đặc biệt lưu ý khi triệu chứng đau lưng càng nghiêm trọng vào ban đêm khi bạn không hoạt động hoặc khi bạn hít một hơi thật sâu.

Tuy nhiên, đau lưng do ung thư phổi có nhiều điểm giống với đau lưng xuất phát từ nguyên nhân khác và triệu chứng của bệnh ung thư phổi ở nữ giới khác với ở nam giới, ở những người không hút thuốc lại khác với người hút thuốc.

Do đó, rất khó để bạn có thể tự nhận biết bệnh đau lưng do nguyên nhân nào. Vì thế, nếu bị đau lưng, kèm theo đó là các triệu chứng như ho dai dẳng, ho ra máu, khó thở, mệt mỏi hay giảm cân không rõ nguyên nhân, bạn nên đi khám phòng ung thư phổi.

* Tổng hợp

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại