Căn bệnh khó phát hiện sớm gây tử vong cao ở Việt Nam

Thái Phong (T.H) |

Ung thư gan là một dạng ung thư phổ biến nhất trên thế giới. Tại Việt Nam, ung thư gan là loại ung thư có số người mắc cao thứ 4 trong số các bệnh ung thư ở cả hai giới.

Ung thư gan có tỷ lệ tử vong cao vì các triệu chứng sớm của căn bệnh này rất khó nhận ra và thường bị người bệnh bỏ qua nên khi phát hiện ra thì bệnh thường đã ở giai đoạn muộn.

Tỷ lệ sống thêm thường được các bác sỹ dùng như một chuẩn mực thảo luận về tiên lượng của người bệnh.)

Tỷ lệ sống thêm 5 năm là phần trăm số bệnh nhân sống ít nhất 5 năm sau khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư. Tất nhiên, nhiều người trong số họ sống lâu hơn 5 năm và cũng có nhiều người được chữa khỏi.

(Theo tài liệu của Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu - Bệnh viện Bạch Mai)

Theo các nhà nghiên cứu, tỷ lệ sống thêm 5 năm của ung thư gan chỉ có 28%. Khi các khối u di căn đến các cơ quan nội tạng gần gan hoặc đến các hạch bạch huyết gần gan, tỷ lệ sống thêm 5 năm giảm xuống 7%.

Ung thư gan khi đã di căn đến các cơ quan cách xa gan, tỷ lệ sống thêm 5 năm chỉ còn có 2%.

Tuy vậy, ung thư gan lại được xem là dễ phòng tránh nhất bằng cách giảm thiểu những nguy cơ gây ra bệnh. Vì thế, hiểu biết về ung thư gan và có những biện pháp phòng tránh tích cực là cách để bạn nói không với căn bệnh này.

Nguyên nhân và các nguy cơ gây bệnh ung thư gan:

- Thủ phạm chính gây ra bệnh ung thư gan là virus viêm gan B hoặc virus viêm gan C.

Theo các nhà khoa học, người bị nhiễm viêm gan B có nguy cơ ung thư gan cao gấp 200 lần người không bị nhiễm virus này.

- Xơ gan cũng là nguyên nhân tiến triển thành ung thư gan. Bản thân xơ gan lại do các nguyên nhân như uống rượu kéo dài trong nhiều năm...

- Béo phì, tiểu đường có thể dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ và xơ gan cũng làm tăng nguy cơ phát triển thành ung thư gan.

- Nhiễm độc Aflatoxins do ăn loại nấm mốc trong các loại hạt ẩm như đậu, bắp... là chất gây ung thư gan mạnh. Chất gây ung thư của độc tố aflatoxin cao hơn 75 lần so với các chất gây ung thư nitrosamine.

Vì vậy, ăn thức ăn bị mốc rất dễ gây ung thư gan.

- Nhiễm độc dioxin cũng là nguyên nhân chính gây nên bệnh ung thư gan ở nước ta.

Hình ảnh gan khỏe mạnh và gan bị ung thư (Ảnh minh họa)

Hình ảnh gan khỏe mạnh và gan bị ung thư (Ảnh minh họa)

Những triệu chứng, dấu hiệu của bệnh ung thư gan:

Hầu hết các bệnh nhân ung thư gan ở giai đoạn sớm đều không bộc lộ triệu chứng gì, khi phát hiện ra bệnh thì đã ở giai đoạn muộn.

Khi xuất hiện các triệu chứng, chúng có thể bao gồm các dấu hiệu sau:

- Giảm cân không rõ nguyên nhân.

- Chán ăn.

- Đau bụng trên.

- Buồn nôn và nôn.

- Mệt mỏi.

- Gan to, bụng sưng phù.

- Da vàng, mắt vàng.

Phòng bệnh ung thư gan

Ung thư gan tuy là căn bệnh nguy hiểm nhưng lại dễ phòng ngừa. Những việc làm sau sẽ giúp bạn phòng tránh căn bệnh này:

- Tiên phòng vắc xin viêm gan: Tiêm phòng vắc xin viêm gan là phương pháp cps hy vọng nhất để ngăn chặn một bệnh viêm gan B phát triển thành ung thư gan.

- Hạn chế uống rượu: Rượu là một nguyên nhân rất lớn dẫn đến những tổn thương trong tế bào gan, tích mỡ trong gan, gây ra chứng viêm tế bào gan, xơ gan và phát triển thành ung thư gan.

Hạn chế uống rượu là bạn đã hạn chế được nguy cơ cực cao gây ung thư gan.

- Tránh xa những chất gây ung thư gan:

Trong ăn uống, có thể chúng ta sẽ tiêu thụ nhiều hóa chất gây ung thư gan. Hãy cảnh giác để tránh xa những tác nhân gây ung thư gan từ thực phẩm như:

Thực phẩm bị mốc chứa nấm Aflatoxin

Đồ ăn nhiều giàu mỡ chế biến ở nhiệt độ cao sẽ bị biến chất sinh ra các thành phần hóa học gây ung thư.

Thực phẩm có chứa phẩm màu hóa học nhân tạo.

Dầu động thực vật bị đun đi đun lại gây biến chất cũng sinh ra nhiều chất gây ung thư.

- Luyện tập nâng cao thể lực

- Kiểm tra định kỳ đối với người bình thường và đặc biệt là người mắc bệnh viêm gan B, viêm gan C, người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư gan.

Cách phát hiện sớm ung thư gan

Đối với những người có nguy cơ cao bị ung thư gan như người nhiễm trùng viêm gan B, viêm gan C, người bị xơ gan nên tầm soát ung thư gan bằng cách siêu âm gan mỗi 6 - 12 tháng 1 lần và làm xét nghiệm máu alpha-fetoprotein (AFP).

Hỏi bác sĩ những thông tin cụ thể hơn nếu bạn ở trong trường hợp này.

Quý độc giả có câu hỏi, thắc mắc hoặc yêu cầu tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bài thuốc chữa bệnh xin gửi câu hỏi vào ô Bình luận ở dưới cuối mỗi bài viết.

Chúng tôi sẽ mời những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực y tế giải đáp, chia sẻ kinh nghiệm với quý độc giả. Trân trọng!

 

 

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại