Ba kích: Dùng thế nào mới bổ thận, tráng dương?

Ba kích có tác dụng làm tăng khả năng giao hợp đối với những người yếu và sinh hoạt tình dục ít.

Tác dụng chủ yếu của ba kích thiên là cường gân cốt, bổ thận ích tinh, ôn thận tráng dương. Chủ trị các bệnh liệt dương, di tinh, mộng tinh, chóng mặt, tiêu chảy, gân xương mềm yếu. Ba kích có tác dụng làm tăng khả năng giao hợp đối với những người yếu và sinh hoạt tình dục ít.

Các món ăn từ củ ba kích

Ba kích nấu thịt trai: ba kích thiên 30g, thịt trai 300g, gừng tươi, gia vị, nước đủ dùng. Thịt trai rửa sạch, thái miếng. Ba kích rửa sạch.

Cho tất cả vào nồi nước đã đun sôi, rồi vặn nhỏ lửa hầm khoảng 3 giờ, nêm gia vị vào là dùng được. Ăn cùng với cơm. Món ăn có công dụng chữa trị liệt dương, giúp bổ thận dương.

Ba kích: Dùng thế nào mới bổ thận, tráng dương?

Ba kích có tác dụng làm tăng khả năng giao hợp

Trà lá ba kích: lá ba kích 30g, đường đỏ. Lá ba kích rửa sạch, bỏ vào nồi, đổ vào 200ml nước.

Dùng lửa lớn nấu sôi, sau đó vặn nhỏ lửa nấu 5 phút, thêm chút đường đỏ vào là được. Uống thay trà. Công dụng: bổ can, thận, giảm huyết áp.

Rượu củ ba kích: mang củ ba kích tía ngâm với rượu nếp, để 1 tháng là dùng được. Rượu giúp con người ta cường gân cốt, bổ thận, tráng dương.

Ba kích hầm đuôi lợn, đậu đen: đuôi lợn 50g, đỗ trọng 20g, ba kích, tục đoạn 20g, nhục thung dung 20g, đậu đen 30g, gia vị vừa đủ.

Đuôi lợn rửa sạch đem hầm với các vị thuốc trên nêm gia vị vừa dùng. Dùng liên tục 7 - 10 ngày. Công dụng: bổ thận, sinh tinh.

Cháo ba kích hầm thịt dê: thịt dê 100g, ba kích khô 15g, gạo tẻ 150g. Thịt dê thái nhỏ ướp gia vị, ba kích buộc vào túi vải.

Cho tất cả vào nồi hầm thành cháo, nêm gia vị là ăn được. Món cháo có công dụng bổ tỳ thận, sinh tinh.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại