Khám phá tàu sân bay USS Enterprise (CVN-65) của Mỹ

USS Enterprise (CVN-65) là chiếc tàu sân bay nguyên tử đầu tiên và là tàu chiến lớn nhất còn hoạt động trên thế giới. Chiến tàu này đi vào phục vụ trong Hải quân Mỹ vào tháng 11 năm 1961.

Được đặt biệt danh là “Big E”, nó được đóng bởi tập đoàn đóng tàu Newport News Shipbuilding (sát nhập vào tập đoàn Northrop Grumman năm 2001).

USS Enterprise là chiếc tàu duy nhất cùng loại. Tiền thân của nó là tàu sân bay lớp Kitty Hawk và lớp sau là Nimitz. Theo chương trình của Bộ Quốc phòng Mỹ, nó sẽ được thay thế bởi tàu ngầm lớp Ford dự kiến đi vào phục vụ năm 2015.

Theo dự kiến ban đầu tàu ngầm lớp Enterprise sẽ thành lập một hạm đội gồm 6 chiếc. Tuy nhiên, 5 chiếc tàu ngầm lớp Enterprise khác đã phải hủy bỏ do chi phí đóng tàu leo thang. Vào tháng Tư năm 2008, một bản hợp đồng trị giá 453,3 triệu USD đã được trao cho Northrop Grumman để tiến hành bảo dưỡng trên tàu. Dự án này do Northrop Grumman Shipbuilding, đơn vị chuyên đóng tàu của tập đoàn Northrop Grumman đảm nhiệm.

USS Enterprise được giao lại cho Hải quân Mỹ vào tháng Tư năm 2010. Chi phí bảo dưỡng lúc chuyển giao theo báo cáo lên tới 662 triệu USD.

Thiết kế và phát triển tàu USS Enterprise (CVN-65)

CVN-65 theo thiết kế ban đầu có thời gian phục vụ trong 25 năm. Thời gian phục vụ này được kéo giãn thêm nhờ bảo dưỡng kịp thời và chi phí bảo dưỡng hợp lý. Thiết kế thân tàu được cải tiến từ các tàu sân bay lớp Forestall. Tàu này sở hữu một khoảng vuông riêng điển hình trên boong được dùng để lắp đặt các ra-đa định pha và hệ thống tác chiến điện tử. Các bộ phận này đã được thay thế vào năm 1980.

USS Enterprise có chiều dài 1.123 ft, là tàu sân bay dài nhất trong Hải quân Mỹ. Chiều dài ngấn nước là 132,8 ft, mức rẽ nước là 39 ft và và trọng lượng nước rẽ là 94.781 tấn. Diện tích sàn để máy bay rộng 4,47 acre, chiều rộng 252 ft.

Giấy phép đóng tàu được Quốc hội Mỹ cấp năm 1954. Tàu được khởi công năm 1958, hạ thủy vào tháng 9 năm 1960 và bắt đầu biên chế vào Hải quân Mỹ vào ngày 25 tháng 11 năm 1961. Hành trình đầu tiên của chiến hạm này diễn ra vào tháng 1 năm 1962. Trong một loạt các thử nghiệm ban đầu, tốc độ của nó đã vượt qua mức 40 dặm mỗi giờ.

Bên ngoài tàu trang bị 4 máy nâng máy bay, 4 máy phóng máy bay hơi nước và 4 cáp định vị lớn. Tàu sân bay này có khả năng đồng thời phóng đi và thu về các chiến đấu cơ. Để hoàn thành bản thiết kế trên giấy đã có 915 kỹ sư và nhà thiết kế tàu làm việc cật lực trong thời gian dài. Họ đã vẽ 16.100 bản vẽ và 2.400 thiết kế.

Con tàu có khoảng 1.000 km dây cáp điện và 60 km ống thông gió. Quá trình xây dựng có trên 800 công ty cung cấp nguyên vật liệu trong đó có 60.923 tấn thép, 1.507 tấn nhôm, hệ thống ống các loại dài 230 dặm và 1.700 tấn que hàn đường kính ¼ inch. Máy có đai nhôm dày 20 cm (tương đương vỏ giáp bằng thép đồng chất dày 10 cm). Thủy thủ đoàn tối đa là 5.828.

Thủy thủ đoàn hiện tại có 3.000 (2.700 thủy thủ, 150 chỉ huy, 150 sĩ quan). Phi đội: 1.800 (250 phi công, và 1.550 nhân viên hỗ trợ bay).

Một chương trình đại tu lớn được tiến hành từ tháng 1 năm 1979 đến năm 1982. Trong quá trình này, siêu cấu trúc sàn chứa máy bay được xây dựng lại và các hệ thống ra-đa mới được lắp đặt để thay thế các hệ thống đếm điện tử dạng vòm và ăng-ten ra-đa kiểu bảng.

Diện tích sàn để máy bay

Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, USS Enterprise có khả năng chứa tối đa hơn 90 máy bay, nhưng thông thường nó chỉ có thể mang được 66 chiếc. Nói chung, mỗi khu vực đỗ máy bay bên mép tàu có thể chứa được 4 máy bay tác chiến điện tử tiến công loại EA-6B Prowler, 4 máy bay cảnh báo sớm điện tử E-2C Hawkeye, 5 trực thăng tác chiến chống tàu ngầm SH-60F Seahawk, 6 máy bay tác chiến chống tàu ngầm S-3B Viking và 43 máy bay chiến đấu phản lực F/A-18.

Hệ thống vũ khí

Tàu sân bay USS Enterprise được trang bị 3 hệ thống phóng tên lửa dẫn đường MK-29 NATO Sea Sparrow và các hệ thống vũ khí đánh gần Phalanx cỡ nòng 20mm (CIWS) và 2 hệ thống tên lửa khung khí động tròn xoay (RAM).

Công nghệ ra-đa

Tàu được trang bị một ra-đa thám không 2 chiều SPS-49(v)5 C/D, ra-đa dẫn đường tần số SPS-64(v) I và ra-đa thám không SPS-48E. Các ra-đa khác gồm có 01 hệ thống chỉ thị mục tiêu MK 23 (TAS) và một ra-đa theo dấu và tìm kiếm bề mặt SPQ-9B có khả năng quét trên biển. Hệ thống hạ cánh tiếp cận chính xác SPN-46, hệ thống hạ cánh tàu sân bay điện tử SPN-41 và ra-đa chỉ huy và kiểm soát không lưu SPN-43A hợp thành hệ thống ra-đa quản lý máy bay trên tàu.

Hệ thống chỉ huy và kiểm soát

Các hệ thống chỉ huy và kiểm soát bao gồm 1 hệ thống phát lệnh bằng cảm biến tiên tiến SPQ-14(v), hệ thống chỉ huy và kiểm soát bằng tên lửa dẫn đường MK 91, hệ thống quản lý phát tín hiệu điện tử SSQ-82 và hệ thống chỉ huy kiểm soát toàn cầu trên biển ACDS Block 0, USQ-119E(v) 27- GCCS-M.

Hệ thống đẩy và khả năng hoạt động

Năng lượng đẩy của tàu được tạo ra bởi 8 lò phản ứng hạt nhân A2W Westinghouse thế hệ thứ hai. 4 tua-bin hơi nước Westinghouse sản sinh ra sức đẩy 280.000 mã lực. Tiến trình đẩy được thực hiện bởi 4 hệ thống đẩy, mỗi hệ thống có 5 cánh quạt, điều hướng thông qua 4 bánh lái mỗi bánh có trọng lượng 35 tấn và hai mỏ neo, mỗi mỏ nặng 32 tấn.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại