Vũ khí mới của Ấn Độ khiến TQ phải ’lạnh gáy’

Mặc dù tên lửa hành trình Nirbhay đã thất bại trong lần thử nghiệm đầu tiên, tuy nhiên, đây được xem là một loại vũ khí "siêu lợi hại" của Ấn Độ dùng đối phó với Trung Quốc và Pakistan trong tương lai gần.

Chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của loại tên lửa hành trình có cánh Nirbhay của Ấn Độ đã thất bại hôm 12/3. Tuy nhiên, trong lần thử nghiệm này, Ấn Độ tuyên bố Nirbhay đã đạt được một số thành công cơ bản và thực hiện được một số thao tác cơ động trước khi kết thúc chuyến bay thử nghiệm ở giữa chừng. Đây được xem là một tín hiệu tốt cho loại vũ khí tấn công mới mà Ấn Độ đã bỏ ra nhiều công sức nghiên cứu, phát triển trong nhiều năm qua.

Theo kế hoạch thử nghiệm, tên lửa hành trình Nirbhay (hay còn được gọi với cái tên Fearless – Dũng cảm) sẽ phải hoàn thành chuyến bay 1.000 km, chứng tỏ được phạm vi chiến đấu của vũ khí này. Ban đầu, DRDO lên kế hoạch thử nghiệm Nirbhay vào cuối năm 2012 nhưng sau đó trì hoãn.

Sau khi công việc phát triển được hoàn thành, Nirbhay sẽ trở thành một phần trong bộ ba hạt nhân của Ấn Độ, và là một sự bổ sung quan trọng cho khả năng trả đũa hạt nhân của đất nước này.

Mặc dù thử nghiệm đầu tiên thất bại nhưng tiềm năng phát triển của tên lửa Nirbhay vẫn rất tươi sáng.

Bộ ba vũ khí trả đũa hạt nhân, đáp ứng cho yêu cầu một cuộc “tấn công thứ hai” của Ấn Độ bao gồm loại tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm K-15 và tên lửa hành trình có cánh Nirbhay. Ngoài ra, một biến thể tên lửa hành trình BrahMos được cải tiến với tầm bắn xa hơn hiện nay cũng sẽ cải thiện khả năng tấn công cho Hải quân Ấn Độ.

Viện phát triển hàng không (ADE), một chi nhánh của DRDO ở Bangalore, đã thiết kế tên lửa hành trình Nirbhay như là một dẫn xuất của loại mục tiêu bay không người lái Lakshya. Nirbhay là một tên lửa hành trình, được thiết kế để triển khai trên cả mặt đất, trên biển và trên không.

Do là một tên lửa hành trình có cánh, Nirbhay có thể bay độc lập hoặc có sự điều khiển từ xa. Vũ khí này được phóng từ các bệ phóng đặt trên xe cơ động, sử dụng một động cơ tăng cường để tăng tốc. Sau khi tầng động cơ này được tách ra, động cơ phản lực của nó sẽ kích hoạt và đẩy tên lửa bay trong giai đoạn hành trình. Nirbhay có thể bay ở độ cao từ 500 – 1.000 m với tốc độ dưới âm Mach 0,67. Nó được trang bị một máy lái tự động để duy trì một độ cao cố định so với mặt đất, do đó cho phép tên lửa có thể tránh bị phát hiện bởi các hệ thống radar phía dưới.

ADE cũng đề cập rằng Nirbhay như một nền tảng “vũ khí lang thang”, vì nó có thể bay xung quanh mục tiêu cho tới khi nhận được lệnh tấn công. Tuy nhiên, việc tên lửa có được trang bị các cảm biến để chụp ảnh và cung cấp các thông tin tình báo thu được từ mục tiêu hay không.

Các đặc điểm khác đã từng được đề cập về Nirhbay trong quá khứ là nó có thể mang được nhiều đầu đạn, mặc dù không rõ là nếu mỗi loại vũ khí có khả năng tấn công đa năng hay gia đình vũ khí sẽ cung cấp một lựa chọn, ví dụ như biến thể tên lửa thông thường, chống tàu hoặc mang đầu đạn hạt nhân.

Ấn Độ lên kế hoạch tiến đến phát triển 2 phiên bản của tên lửa hành trình Nirbhay – tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân với 20 sửa đổi đặc biệt để trang bị cho máy bay chiến đấu Su-30MKI. Biến thể trang bị tăng cường cho hải quân sẽ được triển khai trên 3 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo (SSBN) lớp Arihant.

Biến thể tên lửa Nirhbay mang một đầu đạn hạt nhân nặng 250 kg, và có khả năng tấn công các mục tiêu mặt đất ở khoảng cách xa 1.200 km. Sử dụng một hệ đống định vị toàn cầu/con quay vòng laser (RLG/GPS). Di chuyển với tốc độ Mach 0,7 và sử dụng hệ thống định vị, bám địa hình để tự duy trì độ cao hành trình 10 m so với mặt biển hoặc 30 m so với mặt đất.

Nirbhay sẽ được phát triển với nhiều biến thể cho cả hải, lục và không quân Ấn Độ.

Một biến thể Nirbhay vũ trang thông thường, mang một đầu đạn 450 kg, tầm bắn 750 km, sẽ được triển khai trên loại chiến đấu cơ Jaguar và Rafale (của Pháp, trong tương lai) và sử dụng để tấn công các mục tiêu trên mặt nước và mặt đất.

Biến thể tên lửa này sử dụng hệ thống dẫn đường, định vị RLG/GPS tương tự như ở biến thể Nirbhay mang đầu đạn hạt nhân và sẽ có độ chính xác trong bán kính khoảng 20 m. Tuy nhiên, độ chính xác này còn có thể được cải thiện hơn nữa bằng việc sử dụng hệ dẫn đường cuối bằng radar.

Có một điều đặc biệt nữa là, hầu hết các mô đun điện tử hàng không được sử dụng trong chương trình Nirhbay là các dẫn xuất được ứng dụng từ loại tên lửa hành trình siêu thanh nổi tiếng BrahMos.

Pakistan cũng đã phát triển được 2 phiên bản tên lửa hành trình  - Babur và Raad, đạt tới tầm bắn 700 km. Islamabad bắt đầu phát triển tên lửa hành trình của mình sau khi khôi phục được 2 tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ bị mất trong lãnh thổ Pakistan vào năm 1982.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại