Phát bệnh liên miên vì thiếu chất đặc biệt quan trọng này mà không biết

Bảo Thy |

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ngày vi chất dinh dưỡng 1-2/6/2017 là ngày tuyên truyền gửi thông điệp về bổ sung vi chất đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai để trẻ được sinh ra khỏe mạnh.

Nhiều bệnh nguy hiểm

Bé Nguyễn Thanh M (12 tháng tuối, Hoàng Mai, Hà Nội) đến khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương trong tình trạng luôn quấy khóc vì da nhiều vết vẩy đỏ, ngứa ngát ở chân tay và quanh miệng. Hầu hết các nơi khác đều chẩn đoán bé M bị viêm da cơ địa, tuy nhiên, thuốc uống, thuốc bôi ngoài da cũng không mang lại hiệu quả. Nghiêm trọng hơn, bé còn mắc thêm bệnh tiêu chảy.

Qua thăm khám và xét nghiệm tại Viện Dinh dưỡng, bác sĩ đã chỉ định bé bị thiếu kẽm bẩm sinh. Đây cũng là nguyên nhân gây nên bệnh viêm da. Được chỉ định bổ sung kẽm, bệnh bé đã M tiến triển tốt. Sau một thời gian, bé M đã hoàn toàn bình thường với nồng độ huyết thanh kẽm ổn định.

Phát bệnh liên miên vì thiếu chất đặc biệt quan trọng này mà không biết - Ảnh 1.

Hình ảnh trẻ thiếu kẽm

Bé Lê Thanh N. (14 tháng, Thanh Trì, HN) cũng thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa. Theo chia sẻ của chị Nguyễn Thị K. (mẹ bé N), 1 tháng bé N có đến 3-4 lần bị rối loạn tiêu hóa, mỗi lần vậy chị lại tìm mua men tiêu hóa về cho con dùng.

Nghiêm trọng hơn, tháng nào bé N cũng ốm sốt, ho hắng, chị lại cho con dùng thêm kháng sinh, song hành rối loạn tiêu hóa khiến bé N lười ăn nên càng chậm lớn. Quá sốt ruột nên chị cho con đến Viện Dinh dưỡng khám, không ngờ nguyên nhân lại do bé thiếu kẽm.

Riêng trường hợp của bé Trần Công H. 19 tháng tuổi, trú tại Ninh Giang, Hải Dương đang điều trị bệnh rối loạn sắc tố da tại Bệnh viện Da liễu Trung ương. Hai tháng bé được mẹ đưa đi kiểm tra một lần.

Chị Hoàng Thị M. mẹ của bé H. tâm sự khi sinh ra bé khỏe mạnh, đến lúc ăn dặm bé cũng lười ăn nhưng chị chủ quan nghĩ rằng trẻ con giờ cháu nào cũng lười ăn. Khi được 14 tháng, chị thấy da bé hay bị rỗ trắng đốm như bạch tạng. Vợ chồng chị hốt hoảng cho con đi khám tại bệnh viện. May mắn, bác sĩ cho biết cháu bé rối loạn sắc tố do thiếu kẽm và selen bẩm sinh.

Chị M. thở phào: "Bệnh này còn có cơ hội hồi phục khi được bổ sung đầy đủ vi chất dinh dưỡng cho bé may là bé không bị bạch tạng như lúc đầu vợ chồng tôi nghĩ".

Theo TS.BS Phan Bích Nga, Giám đốc Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em (Viện dinh dưỡng Quốc gia), nguyên nhân thiếu kẽm ở trẻ em Việt được biết đến do hai nguyên nhân chính: Thứ nhất, tình trạng mắc các bệnh nhiễm khuẩn thường xuyên ở trẻ khiến cho tần suất sử dụng kháng sinh cao. Đây là một nguyên nhân khiến lượng kẽm trong cơ thể trẻ bị giảm.

Thứ 2, do chế độ ăn của trẻ không thường xuyên được bổ sung các thực phẩm giàu kẽm như hàu, ngao, tôm, cua, các loại thịt như bò, gà, hạt ngũ cốc.

Ngoài ra, nhiều trẻ bị thiếu kẽm bẩm sinh do khi mang thai mẹ không bổ sung đủ vi chất cần thiết đây là nguyên nhân khiến trẻ chậm lớn, lười ăn gây thấp còi.

Phát bệnh liên miên vì thiếu chất đặc biệt quan trọng này mà không biết - Ảnh 2.

Rối loạn sắc tố da vì thiếu kẽm

Biểu hiện cha mẹ phải biết

Thiếu kẽm ở mức độ nhẹ trẻ chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng nhẹ và vừa, chậm tăng trưởng chiều cao

Với những trẻ thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa và chuyển hóa như trẻ có tình trạng suy giảm tiêu thụ năng lượng như chán ăn hoặc giảm ăn, giảm bú, không ăn thịt cá, chậm tiêu, táo bón nhẹ, buồn nôn và nôn kéo dài ở trẻ.

Ngoài ra, trẻ còn có biểu hiện rối loạn giấc ngủ (trằn trọc khó ngủ, mất ngủ), thức giấc nhiều lần trong đêm, khóc đêm kéo dài; suy nhược thần kinh (đau đầu, thần kinh dễ bị kích thích, giảm trí nhớ); rối loạn cảm xúc (thờ ơ, lãnh đạm, trầm cảm, thay đổi tính tình).

Bệnh còn có thể suy yếu hoạt động của não, mơ màng chậm chạp, hoang tưởng, mất điều hòa lời nói, rối loạn vị giác và khứu giác, khuyết tật, bại não, chậm phát triển tâm thần vận động...

Trẻ dễ bị các bệnh nhiễm trùng tái diễn ở đường hô hấp (viêm mũi họng, viêm phế quản tái đi tái lại), viêm đường tiêu hóa, viêm da, mụn bỏng, mụn mủ, viêm niêm mạc.

Thiếu kẽm gây tổn thương ở biểu mô với các biểu hiện khô da, viêm da vùng mặt trước hai chi dưới, nám da, bong da, dày sừng và nứt gót da hai bên, viêm niêm mạc miệng, viêm lưỡi, vết thương lâu lành, dị ứng, loạn dưỡng móng, viêm mé móng, tóc giòn dễ gãy, hói tóc, các triệu chứng kèm theo là vết thương khó lành và "hạt gạo" trên móng tay.

Tình trạng này là do thiếu kẽm, chất giúp tạo ra các tế bào và enzyme mới cũng như cần cho việc làm lành vết thương.

Phát bệnh liên miên vì thiếu chất đặc biệt quan trọng này mà không biết - Ảnh 3.

Theo khuyến cáo của tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) thì nhu cầu kẽm cho trẻ tùy thuộc vào mỗi độ tuổi. Trẻ em dưới 3 tháng cần 3mg kẽm mỗi ngày, trẻ từ 5 tháng – 12 tháng tuổi là 5 – 8 mg/ngày, ở trẻ từ 1 tuổi – 10 tuổi cần khoảng 10 – 15 mg/ngày để phát triển chiều cao và thể chất tối ưu nhất.

Để bổ sung kẽm đúng, các chuyên gia cho rằng với trẻ dưới 6 tháng tuổi nguồn kẽm tốt nhất và dễ hấp thu nhất chính là sữa mẹ. Tuy nhiên, lượng kẽm trong sữa mẹ sẽ giảm dần theo thời gian. Vì thế, người mẹ cần duy trì lượng kẽm trong sữa cũng như bổ sung thêm kẽm cho sự phát triển của trẻ.

Các bà mẹ có thể bổ sung kẽm cho trẻ qua các thực phẩm giàu kẽm hàng ngày như: tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng), cùi dừa già, khoai lang…

Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên có thể bổ sung kẽm qua thức ăn và thực phẩm bổ sung được bác sĩ chỉ định. Để trẻ hấp thụ kẽm tốt nhất nên bổ sung vitamin C cho trẻ từ chính các loại trái cây tươi giàu lượng vitamin C sẵn có như cam, chanh, quýt, bưởi…

Ngoài ra, với trẻ biếng ăn, đặc biệt trẻ bị ốm nên uống bổ sung một số sản phẩm bổ sung vi chất kẽm kết hợp với Lysine, Taurine, Vitamin nhóm B…

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại