Phản pháo gay gắt của Nga trước việc Mỹ gây sức ép Thổ Nhĩ Kỳ vụ S-400

Vũ Thu Hương |

Nga đã lên án việc Mỹ gây sức ép đối với Thổ Nhĩ Kỳ quanh chuyện Ankara mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 từ Nga. Nga mô tả những đe dọa trừng phạt của Mỹ là “không thể chấp nhận được”.

Theo Presstv, Nga đã lên án việc Mỹ gây sức ép đối với Thổ Nhĩ Kỳ quanh chuyện Ankara mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 từ Nga. Nga mô tả những đe dọa trừng phạt của Mỹ là "không thể chấp nhận được".

"Chúng tôi xem những đe dọa này là không thể chấp nhận được, bởi vì nó thực sự là sức ép", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói tại Moscow hôm qua.

Bà Zakharova nói thêm rằng: "Có những ví dụ về áp lực tương tự mà Washington tạo ra cho nhiều nước khác, chứ không chỉ riêng Thổ Nhĩ Kỳ, và không chỉ về S-400, không chỉ về những chủ đề liên quan tới Nga. Những năm gần đây, Washington đã sử dụng chính sách trừng phạt để thúc đẩy lợi ích của chính họ".

"Chính sách gây sức ép là không thể chấp nhận được trong hệ thống phối hợp hiện tại của các mối quan hệ quốc tế", đại diện Bộ Ngoại giao Nga chỉ ra.

Tuyên bố của bà Zakharova đưa ra một ngày sau khi các nghị sĩ Mỹ ủng hộ đạo luật áp trừng phạt vào Thổ Nhĩ Kỳ liên quan chuyện nước này mua hệ thống tên lửa S-400 của Nga và mở chiến dịch quân sự ở miền bắc Syria.

Với tỉ lệ 18 phiếu thuận/4 phiếu chống, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ do đảng Cộng hòa lãnh đạo đã thông qua "Đạo luật Tăng cường An ninh quốc gia Mỹ và Ngăn sự hồi sinh của IS 2019".

Phản pháo gay gắt của Nga trước việc Mỹ gây sức ép Thổ Nhĩ Kỳ vụ S-400 - Ảnh 2.

Nga đã lên án việc Mỹ gây sức ép đối với Thổ Nhĩ Kỳ quanh chuyện Ankara mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 từ Nga. Nga mô tả những đe dọa trừng phạt của Mỹ là "không thể chấp nhận được".

Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ đã lên án dự luật trừng phạt này, cho rằng đây là "biểu hiện mới nhất của sự thiếu tôn trọng các quyết định chủ quyền đối với an ninh quốc gia của chúng tôi".

Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng đạo luật không có chức năng gì ngoài làm tổn hại quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ, yêu cầu Quốc hội Mỹ hành động theo lẽ thường.

Hôm 11/12, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar cho hay nước này sẽ không rút lại việc mua S-400 và hiện đang liên hệ với các đồng minh NATO, đặc biệt là Mỹ, để tìm giải pháp cho vấn đề này.

"Chúng tôi nhiều lần tái khẳng định Mỹ là đối tác chiến lược của chúng tôi, và chúng tôi hy vọng họ hành động phù hợp với tinh thần của quan hệ đối tác chiến lược. Không có chuyện từ bỏ hệ thống này. Chúng tôi cần tập trung tìm ra một giải pháp cho sự tồn tại của hệ thống này", ông Akar nói trong cuộc phỏng vấn của hãng thông tấn Anadolu.

Ông nói thêm rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục liên hệ với tất cả các bên liên quan để giải quyết những bất hòa nảy sinh sau việc mua S-400.

Hệ thống phòng thủ S-400 của Nga là một trong những vũ khí tiên tiến mà nhiều nước muốn sở hữu. Ngoài Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Iraq... cũng muốn có được vũ khí này.

Nga cũng đang lên kế hoạch thiết lập mạng lưới phòng không tại vòng cung Bắc cực bằng cách trang bị hệ thống tên lửa S-400 cho hạm đội Biển Bắc.

"Kế hoạch là cung cấp cho tất cả các đơn vị Bắc cực những tổ hợp phòng không (S-400) trong các năm tới và sẽ có một lưới phòng không hiệu quả trên vùng trời Bắc cực của Nga", Phó đô đốc Alexei Moiseyev nói hôm 9/12.

Ông Moiseyev cho biết biện pháp này sẽ giúp bảo vệ vùng Bắc cực khỏi bất cứ hình thức tấn công đường không nào, từ máy bay, tàu ngầm đến tên lửa đạn đạo.

Hồi tháng 9, Nga đã triển khai các hệ thống phòng không S-400 tới quần đảo Novaya Zemlya ở vùng cực Bắc. Chỉ huy Hạm đội Biển Bắc của Nga cho biết sẽ sớm triển khai các khí tài tương tự tới các khu vực khác tại Bắc cực.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại