Chỉ có 33 phút để hành động: Nước Mỹ phải quyết đoán nếu không muốn bị “xóa sổ”

Trà Khánh |

Một bài phân tích mới đây trên tờ The National Interest đã chỉ ra rằng, nước Mỹ chỉ có tối đa 33 phút để ngăn chặn một mối đe dọa tấn công bằng tên lửa hạt nhân.

"33 phút" cuối cùng của nước Mỹ?

Cơ sở cho bài viết trên của The National Interest, được cây bút Michaela Dodge dẫn chứng từ một bộ phim tài liệu  có tên "33 phút" nói về nguy cơ nước Mỹ bị tấn công phủ đầu bằng vũ khí hạt nhân mà cụ thể hơn là tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).

Dù được công chiếu lần đầu tiên từ tận năm 2007 và được làm lại vào năm 2016, thế nhưng "33 phút" lại giúp người xem có cái nhìn toàn cảnh về các mối đe dọa tấn công hạt nhân đối với nước Mỹ ở thời điểm hiện tại. Cũng khá bất ngờ khi mối đe dọa lớn nhất lại đến từ một quốc gia châu Á bị xem là nghèo đói, Triều Tiên.

Chỉ có 33 phút để hành động: Nước Mỹ phải quyết đoán nếu không muốn bị “xóa sổ” - Ảnh 1.

Tên lửa đạn đạo Hwasong-15 của Triều Tiên được giới thiệu trong lễ duyệt binh năm 2018. Ảnh: KCNA.

Cũng cần phải thừa nhận rằng trong những năm gần đây, chương trình phát triển tên lửa của Triều Tiên liên tiếp đạt được những thành tựu vượt bậc cả về chất và lượng. Đỉnh điểm là việc Bình Nhưỡng thử nghiệm thành công tên lửa ICBM Hwasong-15, có thể vươn tới bất cứ nơi nào trên lãnh thổ nước Mỹ. Đối với Washington mà nói đây là mối đe dọa cực kỳ nghiệm trọng.

Tuy nhiên, Hwasong-15 chưa phải là đích đến cuối cùng của Triều Tiên, bởi quả tên lửa này sẽ chẳng thể răn đe được ai nếu nó không thể mang theo đầu đạn hạt nhân. Không may cho nước Mỹ là Bình Nhưỡng đã hoàn tất việc phát triển đầu đạn hạt nhân cho ICBM, thậm chí giờ đây họ đã có trong tay cả bom H (bom nhiệt hạch).

Việc Triều Tiên hoàn tất việc phát triển vũ khí răn đe hạt nhân đầu tiên đã đặt Mỹ vào một tình thế cực kỳ hiểm nghèo, khi giờ đây họ không chỉ phải đối phó với hai (Nga, Trung Quốc) mà tới ba kẻ thù trên mặt trận Thái Bình Dương.

Mối đe dọa tấn công hạt nhân ngày càng tăng lên từ Triều Tiên đã buộc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump phải đẩy nhanh kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa toàn diện ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Bản thân tiêu đề bộ phim "33 phút" cũng muốn nói lên thời khắc đen tối nhất của nước Mỹ khi đây là khoảng thời gian tối đa mà Washington phải xử lý đồng thời đáp trả một cuộc tấn công bằng tên lửa ICBM đến từ bất kỳ đâu. Và nước Mỹ sẽ ra sao sau 33 phút đều tùy thuộc vào sự quyết đoán của Tổng thống Trump cùng những cố vấn thân cận.

Bộ phim tài liệu trên cũng mô tả chi tiết hình ảnh nước Mỹ sau một cuộc tấn công hạt nhân, mà mục tiêu thường sẽ là các thành phố lớn như Washington DC, New York, Los Angeles, San Diego, Chicago, Houston...

Cũng cần nhắc lại rằng quả bom hạt nhân mà Mỹ từng thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản, vào năm 1945 có sức công phá chỉ 15 kiloton nhưng sức hủy diệt đã cực khủng khiếp. Trong khi đó, quả bom H mà Triều Tiên thử nghiệm lần gần đây nhất vào tháng 9/2017 lại có sức công phá lên 250 kiloton.

Chỉ có 33 phút để hành động: Nước Mỹ phải quyết đoán nếu không muốn bị “xóa sổ” - Ảnh 3.

Với các tên lửa đạn đạo thế hệ mới như Hwasong-14 và Hwasong-15, Triều Tiên hoàn toàn có thể phát động các cuộc tấn công vào bất cứ đâu trên đất Mỹ. Ảnh: CSIS.

Trong vụ tấn công khủng bố 11/9, nhóm không tặc chỉ sử dụng vài máy bay thương chất đầy thuốc nổ đã khiến 3.000 người thiệt mại và gây thiệt hại hơn 80 tỷ USD. Thì một đầu đạn hạt nhân rơi xuống bán đảo Manhattan sẽ ngay lập tức giết chết hàng trăm nghìn người và khiến hàng nghìn tỷ USD "bốc hơi".

Tuy nhiên, một viễn cảnh như vậy khó có thể xảy ra bởi không quốc gia nào muốn mình trở thành kẻ khơi mào một cuộc chiến tranh hạt nhân có thể khiến hàng triệu người thiệt mạng. Ngay cả trong Chiến tranh Lạnh, khi căng thẳng giữa Liên Xô và Mỹ lên tới đỉnh điểm thì phương án tấn công phủ đầu bằng vũ khí hạt nhân còn không được nhắc đến.

Thế nhưng kể cả khi là điều không thể thì nước Mỹ vẫn phải sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh hạt nhân, trong đó việc ngăn chặn các tên lửa đạn đạo của đối phương trước khi chúng kịp đến mục tiêu được xem là ưu tiên hàng đầu.

Theo một khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Pew vào năm 2017, có tới 71% người Mỹ được hỏi cho rằng Washington cần có những đánh giá nghiêm túc về mối đe dọa từ tên lửa hạt nhân của Triều Tiên.

Cuộc tấn công thứ hai

Bộ phim tài liệu "33 phút" ngoài việc nhắc đến nguy cơ bị nước Mỹ bị tấn công hạt nhân còn đề cập tới một mối đe dọa khác đó xung điện từ (EMP) được sinh ra từ một vụ nổ hạt nhân.

Với một hoặc nhiều làn sóng EMP đủ mạnh có thể làm tê liệt hoặc tệ hơn là phá hủy hoàn toàn hệ thống lưới điện của nước Mỹ, cũng như các thiết bị điện tử trong khu vực EMP đi qua.

Mặc dù là sản phẩm phụ của một vụ nổ hạt nhân nhưng EMP còn được như ví như đòn tấn công thứ hai khiến đối phương gục hoàn toàn khi các cơ sở năng lượng, mạng lưới viễn thông hay các loại máy móc sử dụng các thiết bị điện tử bị xung điện từ đánh hỏng.

Chỉ có 33 phút để hành động: Nước Mỹ phải quyết đoán nếu không muốn bị “xóa sổ” - Ảnh 4.

Một cuộc tấn công bằng xung điện từ có thể làm tê liệt các cở sở năng lực và viễn thông quan trọng của nước Mỹ. Ảnh: yoursurvivalguy.com.

Mặc dù, chưa có cơ sở đánh giá sự tác động của một cuộc tấn công bằng EMP lên cơ sở hạ tầng thiết yếu của một quốc gia, thế nhưng sự nguy hiểm của EMP đối với các thiết bị điện tử là hoàn toàn có thật. Điều này buộc Mỹ phải có các biện pháp bảo vệ các cơ sở năng lượng và viễn thông của mình trước loại vũ khí này.

Việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa toàn diện được đánh giá là một trong những cách tốt nhất để bảo vệ nước Mỹ khỏi một cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo.

Bất chấp khó khăn về mặt ngân sách trong những năm qua, Lầu Năm Góc vẫn đầu tư mạnh vào hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia (NMD) với việc triển khai một loạt các hệ thống phòng thủ tên lửa (GMD) trên khắp nước Mỹ, đồng thời tăng cường tên lửa đánh chặn tầm xa thế hệ mới cho các tàu chiến, thế nhưng chừng đó là chưa đủ.

Điều này xuất phát từ việc Quân đội Mỹ hiện không có bất cứ hệ thống phòng thủ tên lửa nào đủ năng lực đánh chặn tên lửa ICBM hay tên lửa siêu thanh khi chúng còn ở giai đoạn giữa hoặc giai đoạn tăng tốc, mà chỉ tập trung phát triển các hệ thống đánh chặn ở giai đoạn trở lại tầng khí quyển.

Lạc quan mà nói điều này trong tương lai có thể sẽ thay đổi khi chính quyền của Tổng thống Trump tỏ ra quan tâm hơn tới việc phát triển các hệ thống đánh chặn tên lửa ở giai đoạn giữa, cũng như hoàn toàn hệ thống NMD lấy GMD làm nhân tố chủ đạo.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa ICBM: Đòn hủy diệt quyết định

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại