Thực phẩm bổ thận nên hạn chế muối (natri) và chứa nhiều chất chống oxy hóa (vitamin C, carotenoids, flavonoids…).Việc ăn uống theo chế độ bổ thận sẽ giúp đẩy lùi nguy cơ bệnh thận mạn tính, năng cao khả năng miễn dịch và tránh các biến chứng nguy hiểm do suy thận gây ra.
Các vấn đề về thận hiện nay phổ biến ở mọi lứa tuổi (Ảnh minh họa)
Khi tuổi tác tăng lên, mọi bộ phận của cơ thể bắt đầu suy giảm, chế độ ăn uống phải đa dạng để bổ sung tốt hơn các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Tục ngữ có câu: "Thận là thứ đầu tiên để duy trì sức khỏe trong mùa đông, cơ thể bẩm sinh cần được nuôi dưỡng". Thận là cơ quan quan trọng của con người, chủ yếu là duy trì sự cân bằng axit và bazơ trong cơ thể con người. Nếu thận có vấn đề, toàn bộ con người sẽ già đi rất nhanh.
"Người hùng bổ thận" ẩn giấu xung quanh bạn được khuyên dùng cho người trung niên và người già, ăn 2 lần/tuần để tóc đen, dày, tràn đầy sức sống, năng lượng như:
1. Thực phẩm ít muối
Nên ăn ít hơn 2g natri mỗi ngày. (Ảnh minh họa)
Muối là nguồn cung cấp chính natri - khoáng chất có công dụng cân bằng chất lỏng và duy trì huyết áp cho cơ thể. Tuy nhiên, hàm lượng muối ăn chỉ nên không quá 5g trong khẩu phần ăn hàng ngày. Bởi lẽ, chỉ một lượng nhỏ natri dư thừa có thể gây quá tải cho thận, thúc đẩy nguy cơ tăng huyết áp…
Vì vậy, ưu tiên thực phẩm ít muối như rau xanh, hoa quả tươi, sữa chua, ngũ cốc nguyên cám, các món hấp, luộc, giúp kiểm soát hiệu quả hàm lượng natri trong cơ thể.
2. Thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C sở hữu tác dụng chống viêm nhiễm và chữa lành hiệu quả. Do đó, dưỡng chất này có thể cải thiện chức năng của các cơ quan bị tổn thương, bao gồm thận.
Ngoài ra, vitamin C cũng được chứng minh là có khả năng giảm nguy cơ ung thư tiểu mô tế bào thận. Do đó, khi lựa chọn, bạn nên cân nhắc các món ăn có hàm lượng cao vitamin C như ớt chuông, kiwi, súp lơ trắng, bông cải xanh, dâu tây,…
3. Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa
Nên ăn một số loại quả mọng để cung cấp chất chống oxy hóa cho cơ thể. (Ảnh minh họa)
Đối với thận, chất chống oxy hóa như polyphenols, flavonoids, anthocyanins… có tác dụng loại bỏ các gốc tự do tấn công, gây căng thẳng oxy hóa và bảo vệ chức năng thận. Không những vậy, thông qua cơ chế trung hòa gốc tự do, chất chống oxy hoá còn giúp bảo vệ các cơ quan trong cơ thể khỏi viêm nhiễm và tổn thương.
Do đó, hấp thụ thực phẩm giàu chất chống oxy hoá vừa có thể bảo vệ thận, vừa duy trì hoạt động giữa các cơ quan trong cơ thể.
Một số thực phẩm bổ thận nên ăn thường xuyên, nhất là trong gia đình có người già
1. Cá béo
Các loại cá béo như cá thu, cá trích, cá mòi, cá hồi… sở hữu hàm lượng cao omega-3. Đây là một axit béo tốt có tác dụng chống viêm, cải thiện các vấn đề về thận. Theo nghiên cứu, omega-3 giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh lý thận giai đoạn cuối ở người bệnh thận và người mắc các bệnh lý nền khác.
Bên cạnh các loại cá kể trên, chuyên gia khuyên mọi người nên ăn ít nhất 2 lần cá béo (250mg mỗi ngày) như cá thu, cá mòi hoặc cá trích mỗi tuần, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính.
Lưu ý, những loài cá ăn các loài cá khác trong đại dương như cá thu vua hoặc cá kiếm thường có thủy ngân trong cơ thể, nên tiêu thụ với số lượng hạn chế.
Cá hồi có lượng axit béo omega-3 cao, giàu protein và vitamin D, tốt cho người bị bệnh thận (Ảnh minh họa)
Đối với những bệnh nhân cấy ghép thận cần tránh ăn cá sống hoặc nấu chưa chín. Đây là loại cá có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm do dùng thuốc ức chế miễn dịch hoặc thuốc chống đào thải để bảo vệ quả thận mới được cấy ghép.
Những người chạy thận nhân tạo có nhu cầu protein lớn hơn, có thể bổ sung khẩu phần cá 2 lần mỗi tuần. Người bệnh nên chọn cá tươi thay vì cá đóng hộp hoặc bảo quản vì chúng chứa hàm lượng natri thấp hơn.
2. Tỏi và hành tây
Thành phần allicin trong tỏi có khả năng hạ đường huyết, chống viêm nhiễm, căng thẳng oxy hóa và bảo vệ thận. Ăn tỏi thường xuyên không chỉ giúp tăng cường chức năng thận mà còn giúp tránh khỏi các tác nhân gây hại như oxy hóa, gốc tự do, độc tố.
Tỏi, hành tây có tác dụng kháng viêm hiệu quả. (Ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, chất xơ hoà tan trong hành tây cũng có khả năng hỗ trợ cải thiện quá trình tiêu hóa bằng cách củng cố hệ vi sinh đường ruột. Nhờ vậy, triệu chứng rối loạn tiêu hoá – yếu tố góp phần gây suy thận – sẽ được kiểm soát hiệu quả.
3. Lòng trắng trứng
Lòng trắng trứng đặc biệt có lợi cho bệnh nhân suy thận. Bởi lẽ, đây là nguồn protein chất lượng cao với đủ 9 loại axit amin thiết yếu.
Đối với người suy thận, thực phẩm này sẽ giúp cơ thể có đủ axit amin, trong khi lượng protein tổng thể vẫn được kiểm soát hàng ngày. Đồng thời, phốt pho - một khoáng chất cần hạn chế khi mắc suy thận - cũng sở hữu hàm lượng tương đối thấp trong lòng trắng trứng.
4. Nấm hương
Nên dùng nấm hương kết hợp cùng các món ăn hàng ngày như nấu canh, xào... (Ảnh minh họa)
Nấm hương chứa gần như đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để thận hoạt động hiệu quả, như protein, vitamin nhóm B, đồng, mangan, selen và chất xơ. Ngoài ra, hàm lượng phốt pho trong loại nấm này cũng tương đối thấp, rất có lợi cho người bệnh thận.
5. Thịt gà bỏ da
Thịt gà bỏ da rất giàu protein chất lượng cao, song lại chứa ít natri và phốt pho, phù hợp cho người bệnh thận. Protein trong thực phẩm này có thể cung cấp đủ 9 loại axit amin thiết yếu, giúp bạn duy trì thể trạng khỏe mạnh và khả năng miễn dịch tốt.
(Nguồn: Sohu)