Truyền thông nhà nước Nga hôm Chủ Nhật (24/2) vừa đưa ra một mối đe dọa gây sốc, rằng Moscow sẽ "xóa sổ" các thành phố và trung tâm chỉ huy đầu não của Mỹ nếu như Nga bị tấn công hạt nhân trước.
Trước đó, theo Reuters, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ám chỉ về một cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba mới nhưng báo chí Nga, cụ thể là kênh truyền hình Russia-1, thậm chí còn đi xa hơn khi liệt kê đầy đủ danh sách 5 mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ sẽ nằm trong tầm ngắm của tên lửa hành trình siêu thanh Zircon, gồm những địa điểm sau:
Lầu Năm Góc, Trại David, Đài Vô tuyến Hải quân Jim Creek ở Washington, Căn cứ hậu cần Fort Ritchie ở Maryland và Căn cứ Không quân McClellan ở California, cho dù hai mục tiêu sau đã đóng cửa từ hai thập kỷ nay.
Tàu chiến Nga phóng tên lửa hành trình Kalibr tấn công khủng bố ở Syria. Ảnh: Sputnik
Kể từ Chiến tranh Lạnh, cả Mỹ và Nga đều đã vạch ra các kế hoạch về cách thức tiến hành chiến tranh hạt nhân nhằm vào nhau theo cách tốt nhất. Các trung tâm đông dân cư với những tác động to lớn về văn hóa có vẻ như là lựa chọn đương nhiên, nhưng một cuộc tấn công hạt nhân thông minh hơn sẽ tập trung vào việc chống lại các lực lượng hạt nhân của kẻ thù.
Vì vậy, các thành phố như New York hay Los Angeles với đông đảo dân cư sinh sống có thể trở thành mục tiêu ưu tiên nhưng chúng lại không quan trọng bằng các bang như Bắc Dakota hay Montana.
Stephen Schwartz, tác giả cuốn "Kiểm toán nguyên tử: Những chi phí và Hậu quả của Vũ khí Hạt nhân Mỹ từ năm 1940" cho rằng, quá trình diễn tiến của Chiến tranh Lạnh cùng với những cải tiến về vũ khí hạt nhân và công nghệ thu thập thông tin tình báo cho phép dự đoán chính xác hơn về vị trí của các mục tiêu này.
Theo đó, những mục tiêu trong tầm tấn công hạt nhân đã chuyển từ các thành phố sang các kho cất giữ vũ khí hạt nhân và cơ sở hạ tầng liên quan đến chiến tranh hạt nhân. Bản đồ dưới đây cho thấy những mục tiêu chủ chốt Nga có thể sẽ phải tấn công nếu muốn "quét sạch" lực lượng hạt nhân Mỹ.
Nguồn ảnh: Skye Gould/Business Insider
Bản đồ này chỉ rõ các mục tiêu của một cuộc tấn công toàn diện nhằm vào hạ tầng hạt nhân cố định, hệ thống vũ khí và trung tâm chỉ huy - kiểm soát của Mỹ nhưng ngay cả với một cuộc tấn công bao trùm như thế này cũng chẳng đảm bảo được bất cứ điều gì.
"Rất khó để một cuộc tấn công như vậy sẽ thành công", Schwartz chia sẻ trên Business Insider: "Có hàng loạt biến số khiến một cuộc tấn công như thế không thể diễn ra hoàn hảo dù yêu cầu đặt ra buộc nó sẽ phải hoàn hảo. Chỉ cần để một vài vũ khí tránh được đòn tấn công thì chính chúng sẽ quay trở lại phản kích bạn."
Thậm chí ngay cả khi mọi giếng phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa hay bom hạt nhân của Mỹ bị san phẳng thì các tàu ngầm hạt nhân vẫn có thể phản đòn. Theo Schwartz, bất cứ lúc nào Mỹ cũng duy trì từ 4 - 5 tàu ngầm hạt nhân ngoài khơi trong tình trạng báo động cao và chỉ cần đợi lệnh là khai hỏa.
Ngay cả những quan chức cấp cao trong quân đội Mỹ cũng không được biết vị trí của các tàu ngầm này và Nga không có cách nào truy đuổi chúng trước khi chúng khai hỏa, bởi theo Schwartz, điều này sẽ chỉ mất từ 5 - 15 phút.
Một cuộc tấn công vào một khu vực dân cư tương đối thưa thớt vẫn có thể dẫn đến chết chóc và sự hủy diệt trên khắp nước Mỹ, tùy thuộc vào hướng gió thổi. Đó là do bụi phóng xạ.
Nhưng về mặt chiến lược, Mỹ đã bố phần lớn lực lượng hạt nhân mà Nga coi là mục tiêu nằm cách xa trung tâm dân cư. Vậy nên, theo Schwartz, nếu có phải sinh sống bên cạnh một giếng phóng ICBM, người dân cũng không nên hoảng sợ bởi cơ hội mà Nga sống sót sau vụ tấn công hạt nhân nhằm vào nước Mỹ là 0%.
Video cách thức Mỹ bắn hạ tên lửa đạn đạo liên lục địa tấn công