Những tác dụng phụ của đậu xanh khi ăn cần phải tránh

MH (Th)/Báo Gia đình & Xã hội |

Đậu xanh được chế biến thành nhiều món ăn để giải nhiệt trong những ngày nắng nóng.

Tuy là thực phẩm giàu dinh dưỡng, có tác dụng làm đẹp và chữa bệnh nhưng sẽ không tốt trong một số trường hợp sau đây:

- Những người có thân nhiệt tính hàn như chân tay lạnh thiếu lực, lưng, chân đau nhức và đi ngoài phân lỏng… khi ăn đỗ xanh càng làm bệnh tình nặng thêm thậm chí còn làm đau bụng đi ngoài dẫn đến mất nước làm cho cơ bắp và khớp đau nhức, từ dạ dày yếu dẫn đến các bệnh về hệ thống tiêu hoá.

- Đối với người già và trẻ em không nên ăn nhiều đậu xanh vì trong đậu xanh có chứa một số hàm lượng dinh dưỡng còn cao hơn thịt gà, nên trong thời gian ngắn khó tiêu hóa hết, dẫn đến đầy bụng và khó chịu.

Hơn nữa đậu xanh thuộc loại thức ăn lạnh, nếu ăn nhiều đỗ xanh thì bệnh sẽ dễ bị tái phát.

- Khi đang đói bụng bạn cũng không nên ăn đậu xanh vì đậu xanh có tính hàn khi ăn vào bụng đói không tốt cho dạ dày, nhất là lúc dạ dày đang bị co bóp vì đói.

- Những chị em có hệ tiêu hóa kém cũng nên hạn chế ăn đỗ xanh để đề phòng trướng bụng, đau bụng ngày đèn đỏ, hay bệnh phụ khoa.

- Đặc biệt theo lưu truyền dân gian, khi uống thuốc Đông y thì không nên ăn đỗ xanh bởi đỗ xanh được xem là một "thủ pháp" cấp cứu trúng độc.

Ăn đỗ xanh khi uống thuốc đông y sẽ hóa giải toàn bộ thảo mộc có trong thuốc.

Những tác dụng phụ của đậu xanh khi ăn cần phải tránh - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Những bài thuốc hữu hiệu từ đậu xanh

Trị giời leo: Dùng hạt đậu xanh giã nhỏ trộn với nước vo gạo đắp lên da để trị giời leo khá hiệu quả.

Giải rượu: nấu cháo đậu xanh, ăn khoảng vài bát giúp toát mồ hôi ra ngoài.

Giải trừ chất độc khi ngộ độc thức ăn: Hòa bột đậu xanh với nước sôi để nguội, cho uống 1 cốc; hoặc có thể sử dụng 100g đậu xanh, 100g cam thảo sống, đổ nước vào đun lấy nước uống 2 lần/ngày.

Chữa trị viêm đường ruột: Những người bị kiết lỵ hay viêm ruột có thể lấy bột đậu xanh trộn đều với nước mật lợn, để khô lại cho chút nước ấm vào nhào đều và sao vàng, sau nghiền bột mịn, chia 3 lần uống trong ngày.

Chữa bí tiểu: Ăn canh đậu xanh. Nếu thấy đau rát bỏng ở đường niệu đạo có thể dùng 500g giá đậu xanh giã nát lấy nước cho thêm đường vào uống.

Chữa trúng độc hơi than: Khi buồn nôn, nôn mửa do trúng độc hơi than, có thể nấu canh đậu xanh lên ăn hoặc lấy 30 g bột đậu xanh hòa với nước sôi uống.

Lưu ý, khi ăn đỗ xanh không nên đãi bỏ vỏ, bởi vỏ của đỗ xanh có tác dụng giải độc. Nếu đậu đỗ đã đãi vỏ thì chỉ còn là món ăn dinh dưỡng, còn tác dụng giải độc và giải nhiệt sẽ gần như không còn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại