Suckhoedoisong.vn - Bạn không nên chế biến khoai tây khi nhận thấy khoai tây đã bị hỏng. Khoai tây hỏng chứa chất độc thần kinh solanine.
Khoai tây rất giàu tinh bột có thể dễ dàng bị cơ thể đốt cháy để sản sinh năng lượng. Tuy nhiên, bạn không nên chế biến khoai tây khi nhận thấy khoai tây đã bị hỏng. Khoai tây hỏng chứa chất độc thần kinh solanine. Nếu ăn quá nhiều khoai tây bị hỏng có thể đe dọa đến sức khỏe của bạn và dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết khoai tây bị hỏng:
1. Khoai tây bị héo
Bạn thường mua một số lượng lớn khoai tây để sử dụng trong một thời gian dài, tuy nhiên, cần lưu ý rằng khoai tây nếu để quá lâu có thể trở nên độc hại cho cơ thể. Khoai tây để lâu, vỏ sẽ bị nhăn và mềm. Ngoài ra, khoai tây tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong thời gian dài có thể làm tăng tốc độ sản xuất solanine gây hại cho bạn.
2. Khoai tây mọc mầm
Mọi người thường băn khoăn về việc nên sử dụng hay loại bỏ khoai tây bị mọc mầm. Mầm khoai tây chứa nhiều solanine và chaconine, hai loại của chất độc glycoalkaloids có thể gây hại cho hệ thống thần kinh. Sự mọc mầm diễn ra nhanh hơn khi khoai tây là giống vô cơ và không được xử lý hóa học. Hiện nay, có hai trường hợp khoai tây mọc mầm: một là khi khoai tây vẫn tươi và hai là khoai tây bị héo và mềm.
Nếu khoai tây vẫn tươi bị mọc mầm, bạn có thể dễ dàng cắt mầm và củ khoai có thể lưu giữ được phần lớn các giá trị dinh dưỡng. Ngược lại, nếu khoai tây đã bị héo, cách tốt nhất là bạn nên loại bỏ những củ khoai tây này.
3. Khoai tây ngả màu xanh
Khoai tây ngả màu xanh lá cây là những củ bị phơi ra ánh sáng khiến các nồng độ solanine tăng cao. Tuy nhiên, bạn có thể tận dụng những củ khoai tây bị ngả màu xanh bằng cách gọt bỏ phần khoai tây ngả màu và chế biến phần còn lại.