Sữa là nguồn dinh dưỡng có nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, người dùng cần lưu ý tới các nguyên tắc sau đây để hấp thụ được tối đa các dưỡng chất từ sữa.
Không pha với đường đỏ
Axit oxalic trong đường đỏ sẽ làm biến chất protein trong sữa bò, khiến cho chức năng tiêu hóa bị “mất thăng bằng”, thậm chí cản trở sự hấp thụ các nguyên tố vi lượng như sắt, từ đó gây ra chứng “thiếu máu do uống sữa bò”.
Sữa bò rất tốt cho sức khỏe, đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng tuyệt vời cho cơ thể con người.
Cho nên khi uống sữa bò không được cho thêm đường đỏ, nhưng có thể cho một lượng vừa phải đường trắng hoặc đường phèn để điều hòa vị, cần phải chú ý là không nên cho quá nhiều sẽ dễ bị béo phì.
Không uống sữa bò khi đói
Tốt nhất là ăn kèm với đồ ăn giàu tinh bột. Khi đói, sự nhu động trong dạ dày và ruột diễn ra nhanh, sữa sẽ chỉ “ở trọ” trong dạ dày một thời gian rất ngắn, nên chất dinh dưỡng sẽ không được tiêu hóa và hấp thụ hết.
Nếu ăn cùng với những đồ ăn giàu tinh bột như: bánh mì, bánh bao,… thì sữa sẽ ở lâu trong dạ dày hơn, giúp cơ thể có thời gian để hấp thụ được đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng phong phú trong sữa bò.
Như vậy, nếu uống sữa bò sau khi ăn cơm cũng sẽ có hiệu quả tương tự.
Không nên uống sữa bò khi vừa vắt xong
Các khâu trong quá trình sản xuất và vận chuyển sữa bò đều có thể bị nhiễm vi trùng có hại, cho nên không nên uống sữa bò khi vừa vắt xong.
Loại sữa được đóng gói trên thị trường thường dùng cách tiệt trùng, nhưng rất có thể quá trình tiệt trùng không triệt để, ở nhiệt độ thích hợp, những vi trùng còn sót lại có thể tiếp tục sinh sôi trở thành nguồn bệnh gây tiêu chảy, vì vậy, cần phải nấu sôi trước khi uống.
Người mắc bệnh viêm thực quản, viêm túi mật, viêm tuyến tụy: Trong sữa bò chứa nhiều chất mỡ, có thể giảm thấp chức năng co giãn đoạn dưới thực quản, dẫn đến hiện tượng ợ chua, cho nên bệnh nhân viêm thực quản không nên uống sữa bò.
Người bệnh viêm túi mật và viêm tuyến tụy uống sữa bó có bơ sẽ làm túi mật và tuyến tụy làm việc nhiều lên, khiến bệnh nặng thêm.
Không nên uống sữa quá đặc
Nhiều người có quan niệm, uống sữa càng đặc thì sẽ có nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên, điều này không khoa học.
Sữa quá đặc sẽ làm cho nồng độ sữa vượt quá tiêu chuẩn tỉ lệ bình thường. Cũng có người lo sợ sữa tươi quá nhạt nên thêm sữa bột vào trong sữa.
Nếu cho trẻ thường xuyên uống sữa quá đặc sẽ gây ra đau bụng, táo bón, ăn uống không ngon hoặc thậm chí cự tuyệt thức ăn, còn dẫn đến viêm ruột non xuất huyết cấp tính.
Điều này là do cơ quan nội tạng của trẻ còn yếu mềm, chịu không nổi gánh nặng và áp lực quá nặng.
Tốt nhất là nấu gián tiếp và không quá lâu
Trực tiếp làm nóng có thể khiến cho protein trong sữa bò ngưng tụ lại, nấu quá lâu sẽ khiến chất calcium phosphate (canxi phốt phát) trong sữa chuyển từ tính axit sang trung tính rồi kết tủa lại.
Chất lactose sẽ bị phân giải thành axit lactic và axi formic do bị đun nóng lâu, từ đó làm giảm chất dinh dưỡng trong sữa bò cả về màu sắc, mùi thơm và vị của sữa.