Bộ phận nào bị ảnh hưởng?
Tim mạch: Bệnh đái tháo đường và tim mạch có liên quan chặt chẽ đến nhau. Đường huyết trong máu cao làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và bệnh mạch vành.
Mắt: Khi bị đái tháo đường mắt cũng là cơ quan bị ảnh hưởng nhiều, bởi đường huyết tăng cao trong khoảng một thời gian dài sẽ khiến các mạch máu nhỏ ở võng mạc bị tổn thương.
Bên cạnh đó, sự thay đổi của tĩnh mạch làm cho thành mạch dày và giòn hơn nên dễ vỡ, giảm chức năng cung cấp máu cho võng mạc khiến mắt mờ đi. Nguy cơ bị mù lòa cao, nếu không có biện pháp điều trị tốt.
Thận: Khi lượng đường máu tăng cao khiến cho thận phải làm việc nhiều hơn và làm tổn thương những mạch máu nhỏ trong nephron làm chức năng thận dần suy giảm, nếu tình trạng này kéo dài sẽ hủy hoại chức năng của thận, dẫn tới suy thận.
Hệ tiêu hóa: Có khoảng 50% bệnh nhân bị đái tháo đường có các rắc rối liên quan tới tiêu hóa.
Các triệu chứng người bệnh thường gặp đó là ăn không ngon, khó tiêu, đi ngoài nhiều lần nhưng phân lại bị táo. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc cũng khiến cho bệnh nhân dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa.
Da: Lượng đường trong máu cao, dẫn tới dây thần kinh và hệ tuần hoàn làm da trở nên khô, ngứa, vết thương khó lành hơn, trường hợp không được điều trị sớm có thể dẫn đến hoại tử.
Đặc biệt, lượng đường trong máu cao là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, nấm phát triển trên da.
Phòng ngừa biến chứng
Bệnh nhân có thể ngăn chặn biến chứng và bảo vệ những cơ quan khác trong cơ thể bằng cách dùng thuốc đều đặn để duy trì đường huyết ổn định, có chế độ ăn uống luyện tập hợp lý, tránh hút thuốc, uống rượu để đảm bảo sức khỏe.
Đặc biệt phải thường xuyên kiểm tra đường huyết bằng máy đo đường huyết tại nhà.