Nhiều người vô tư làm 4 điều này để giải nhiệt ngày hè nhưng lại là cấm kỵ với sức khỏe

Phạm Trang |

Khi thời tiết nắng nóng oi bức, đa phần mọi người sẽ tìm nhiều cách để giải nhiệt nhanh chóng. Tưởng chừng những biện pháp này có thể lập tức hạ thân nhiệt, mang lại cảm giác mát mẻ nhưng thực tế lại là có thể tiềm ẩn nguy cơ gây hại sức khỏe.

4 hành vi giải nhiệt sai lầm vào mùa hè

1. Uống nhiều nước ngay sau khi vận động

Sau khi tập thể dục, đặc biệt vào mùa hè, cơ thể thường đổ khá nhiều mồ hôi, từ đó dẫn đến việc mất một lượng nước lớn gây cảm giác miệng lưỡi khô. Chính vì vậy, không ít người có thói quen uống một lượng lớn nước ngay sau khi tập vì nghĩ làm vậy có thể bổ sung lượng nước thiếu hụt cho cơ thể.

Tuy nhiên trên thực tế, đây lại là một hành vi sai lầm. Khi một người đang tập thể dục, phần lớn máu đang lưu thông trong cơ bắp. Ngay sau khi vận động uống một lượng nước lớn sẽ khiến mạch máu thu hẹp, giảm đi khả năng hấp thụ khiến cơ thể cảm thấy nặng nề, chướng bụng, cản trở sự phát triển của cơ hoành cũng như hoạt động hô hấp bình thường.

Nhiều người vô tư làm 4 điều này để giải nhiệt ngày hè nhưng lại là cấm kỵ với sức khỏe - Ảnh 1.

Chính vì vậy, sau khi vận động ra nhiều mồ hôi, nên bổ sung lượng nước thích hợp. Không nên uống quá nhiều cùng một lúc mà nên chia thành lượng nhỏ uống nhiều lần, mỗi lần uống cách nhau khoảng 15 - 20 phút. Lượng nước bổ sung mỗi lần cũng nên khống chế ở mức 150 - 300ml.

2. Tắm nước lạnh ngay sau khi đi nắng về

Nhiều người cho rằng việc tắm nước lạnh có thể tăng cường khả năng miễn dịch. Tuy nhiên, khi ra ngoài trời vào mùa hè, cơ thể đã hấp thụ nhiệt lượng lớn từ ánh nắng mặt trời khiến lỗ chân lông trên da ở trạng thái mở. Lúc này, nếu lập tức tắm nước lạnh sẽ khiến lỗ chân lông đóng lại, nhiệt lượng không những không được tản ra bên ngoài mà còn bị giữ lại trong cơ thể, dễ gây sốt cao.

Ngoài ra, dù tắm nước lạnh mang đến cảm giác sảng khoái nhưng có thể khiến các mao mạch trong não co lại nhanh dẫn đến lượng máu cung cấp không đủ. Nhẹ có thể gây ra cảm giác choáng váng, nếu nặng có thể dẫn đến các vấn đề nguy hiểm về tim và mạch máu não.

Chính vì vậy, sau khi từ ngoài đường trở về nào mùa hè, tốt nhất nên lau sạch mồ hôi trên người hoặc tắm nước lạnh sau khi mồ hôi đã khô và thân nhiệt bình ổn trở lại. Đặc biệt với người già, trẻ em và những người có sức đề kháng thấp, cũng như bệnh nhân cao huyết áp, bệnh tim, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt... là những đối tượng không thích hợp để tắm nước lạnh vào mùa hè.

3. Mặc quần áo ngắn khi đi ra ngoài

Vào mùa hè nóng bức, nhiều người có thói quen mặc đồ ngắn vì cho rằng làm vậy sẽ mang đến cảm giác mát mẻ hơn. Trên thực tế không hẳn như vậy.

Theo nghiên cứu, một trong những cách thức cơ thể thải nhiệt là phát xạ bức xạ nhiệt qua da. Bức xạ nhiệt được phát xạ từ cơ thể sẽ mang theo nhiệt năng từ cơ thể người phát ra môi trường bên ngoài. Theo chỉ số đo được trên da, nhiệt độ trung bình da vào khoảng 33 độ C.

Nhiều người vô tư làm 4 điều này để giải nhiệt ngày hè nhưng lại là cấm kỵ với sức khỏe - Ảnh 2.

Khi nhiệt độ tăng cao trên mức 35 độ C, da không những không thể tản nhiệt qua việc phát xạ mà còn hấp thụ nhiệt lượng từ môi trường bên ngoài. Chính vì vậy, nếu mặc quần áo ngắn vào mùa hè ra đường, cơ thể sẽ dễ hấp thụ nhiệt từ mặt trời và cảm thấy nóng bức, khó chịu hơn.

Cho nên, nếu phải ra ngoài vào ngày có nhiệt độ cao và ánh nắng gắt, nên thực hiện các biện pháp chống nắng như bôi kem chống nắng, các sản phẩm chăm sóc, giữ ẩm cho da hoặc dùng ô, mũ, áo mỏng dài tay để giảm thiểu tác động từ ánh sáng mặt trời. Điều này không chỉ giúp cơ thể cảm thấy mát mẻ mà còn bảo vệ da khỏi những tác nhân gây hại.

4. Luôn bật điều hòa nhiệt độ thấp

Nhiều người có thói quen luôn bật điều hòa ở nhiệt độ thấp để cảm thấy mát mẻ, nhanh chóng hạ nhiệt khi đi từ ngoài vào. Đây thực sự là một hành vi tiềm ẩn nhiều mối nguy hại với sức khỏe. Bởi khi chênh lệch nhiệt độ giữa trong nhà và môi trường bên ngoài quá lớn sẽ khiến da cũng như các lỗ chân lông, mao mạch không kịp thích ứng, từ đó dễ gây các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh, ho... và thậm chí là các vấn đề liên quan đến tim mạch.

Chính vì vậy, nên điều chỉnh nhiệt độ điều hòa trong nhà theo nhiệt độ bên ngoài, sao cho không có sự chênh lệch quá lớn, nếu vẫn cảm thấy quá nóng có thể dùng thêm quạt điện để tăng sự lưu thông không khí trong phòng. Cùng với đó, để giảm tác động của ánh sáng mặt trời khiến căn phòng trở nên nóng bức, có thể dùng rèm cửa tối màu để hấp thụ nhiệt, tăng hiệu quả làm mát của căn phòng.

Ngoài ra, để đảm bảo sức khỏe trong mùa hè, trừ việc tránh những thói quen xấu cũng cần có một chế độ ăn uống thích hợp.

5 lưu ý ăn uống trong mùa hè

1. Cung cấp đủ protein

Trong điều kiện nhiệt độ cao, quá trình phân hủy protein của cơ thể con người cũng như quá trình bài tiết nitơ trong nước tiểu đều tăng, từ đó dẫn dẫn đến nito cân bằng âm. Chính vì vậy, cần tăng lượng protein nạp vào cơ thể một cách hợp lý. Trong số đó, cá, thịt, trứng, sữa, đậu và các sản phẩm làm từ đậu là những loại protein chất lượng cao, nên chiếm 50% lượng protein hấp thụ mỗi ngày.

2. Ăn nhiều rau và trái cây để bổ sung vitamin

Việt đổ nhiều mồ hôi ở nhiệt độ cao dễ dẫn đến thất thoát một lượng lớn vitamin tan trong nước, đặc biệt là vitamin C. Các loại rau tươi và hoa quả mùa hè như cà chua, dưa hấu, mận... đều là những thực phẩm cung cấp nguồn vitamin C lớn. Cùng với đó, vitamin nhóm B cũng là một trong những loại vitamin thiết yếu có nhiều trong ngũ cốc, các loại đậu, gan động vật, thịt, trứng…

Nhiều người vô tư làm 4 điều này để giải nhiệt ngày hè nhưng lại là cấm kỵ với sức khỏe - Ảnh 4.

3. Bổ sung nước và muối vô cơ

Khi đổ nhiều mồ hôi hoặc nhiệt độ cơ thể cao sẽ dẫn đến tình trạng mất nước cũng như nhiều dưỡng chất vi lượng khác như natri, kali... Điều này sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng mất nước. Chính vì vậy, cần chú ý bổ sung nước cũng như muối vô cơ qua việc uống thêm các loại canh rau, canh cá trong bữa ăn, vừa tạo cảm giác ngon miệng, vừa đảm bảo sức khỏe.

Ngoài ra, cũng có thể bổ dung một số loại trái cây, rau củ chứa nhiều kali như cần tây, đậu nành, rong biển, đậu phộng, cam, chà là đỏ...

4. Ăn uống thanh đạm

Dưới sự tác động của nhiệt độ cao, mồ hôi nhiều, uống nhiều nước dễ dẫn đến axit dịch vị loãng, giảm tiết dịch vị khiến chức năng tiêu hóa suy giảm. Nếu ăn thêm đồ dầu mỡ sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho đường tiêu hóa.

Chính vì vậy nên ăn đồ ít dầu mỡ, chế độ ăn uống thanh đạm. Ngoài ra có thể ăn một ít cháo loãng vào bữa sáng và tối để tăng thêm lượng chất lỏng hấp thụ, giải nhiệt và bồi bổ cơ thể. Chẳng hạn như cháo đậu xanh, hạt sen, cháo củ sen...

5. Ăn nhiều đồ lạnh

Nhiều người vô tư làm 4 điều này để giải nhiệt ngày hè nhưng lại là cấm kỵ với sức khỏe - Ảnh 5.

Thời tiết nóng bức khiến cơ thể muốn ăn những đồ mát lạnh để giải nhiệt như kem, hoa quả ướp lạnh trong tủ, nước ngọt lạnh... Tuy nhiên, nếu ăn một lượng lớn đồ lạnh có thể khiến mạch máu trong đường tiêu hóa thu hẹp đột ngột, gây rối loạn chức năng tiêu hóa, từ đó dẫn đến đau bụng, tiêu chảy, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng.

Đặc biệt với những người mắc một số bệnh mãn tính về đường tiêu hóa, người già và trẻ em cần lưu ý khi ăn đồ lạnh vào mùa hè để bảo vệ sức khỏe.

Nguồn và ảnh: aboluowang, pinterest

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại