Không chỉ tuổi thọ, trí nhớ tốt mới là đỉnh cao của sự sống
Theo bác sĩ Preston W. Estep - Giám đốc lão khoa thuộc Dự án nghiên cứu Hệ gen Cá nhân tại Đại học Harvard: Tuổi thọ cao rất quan trọng nhưng cách chúng ta đi trọn cuộc đời này lại phụ thuộc và khả năng trí não bạn vận hành tốt ra sao trong suốt thời gian sống.
Bà sử dụng thuật ngữ “mindspan” (khoảng thời gian tâm trí sáng suốt, tỉnh táo) để thể hiện ý tưởng mấu chốt này: đỉnh cao của sự sống không chỉ là sống lâu mà chính là khoảng thời gian tâm trí sáng suốt, tỉnh táo đạt mức tối đa.
Phần lớn chuyên gia đồng tình rằng, gen tốt chịu trách khoảng 20-35% tuổi thọ thực sự và phần còn lại phụ thuộc vào các yếu tố môi trường. Trong đó, thành phần chủ yếu chính là chế độ dinh dưỡng. Gen của chúng ta không thay đổi trong vòng 2-3 thập kỷ qua nhưng thực phẩm, chế độ ăn uống và lối sống lại thay đổi chóng mặt.
Nhiều yếu tố liên quan tới chế độ ăn uống hoạt động như bộ điều khiển âm lượng, có thể nâng cấp độ gen lên hoặc xuống hay như công tắc, có thể bật hoặc tắt cấp độ gen.
Giải pháp để chống lại tình trạng mất trí nhớ có mối liên hệ với những yếu tố thuộc chế độ ăn uống này – cụ thể chính là những thứ có trên bàn ăn nhà bạn mỗi ngày.
Tôi đã nghiên cứu chế độ ăn uống và lối sống của nhiều cộng động trên khắp thế giới, nơi con người sống thọ và được xếp hạng trong nhóm mà tôi gọi bằng cái tên “Mindspan Elite” (Tinh hoa trí nhớ). Đó là những người không những sống lâu mà họ còn giữ được sự tỉnh táo, năng động và và khả năng tự kiểm soát bản thân chẳng khác nào những người trẻ hơn họ vài chục tuổi.
Thực tế là ở nhiều quốc gia, tuổi cao lại thường đi kèm với nguy cơ gia tăng những hư hại về thần kinh như bệnh Alzheimer và một số chứng mất trí khác.
Ví dụ, Phần Lan, Iceland, Mỹ, Thuỵ Điển và Hà Lan, tất cả những quốc gia này đều có chế độ chăm sóc sức khoẻ tốt, tuổi thọ người dân cao nhưng cũng chính họ là nơi có tỷ lệ người mắc bệnh Alzheimer cao nhất thế giới. Tôi gọi những cộng đồng này là “Mindsapn Risk” (Nguy cơ về trí nhớ).
Những quốc gia khác, tuy nhiên, lại có tuổi thọ thậm chí còn cao hơn và chức năng nhận thức của người dân vào những năm cuối đời tốt hơn nhiều. Trong đó, đỉnh cao là Nhật Bản, theo sát sau đó là Pháp và Italia. Nhưng thậm chí ngay cả trong những cộng đồng này, vẫn có những người tuổi cao mà tinh anh hơn những người tuổi cao khác.
Nhóm “Tinh hoa Trí nhớ” có thể được tìm thấy ở Pháp, Italia, Tây Ban Nha và Nhật Bản. Họ có thể chia cách về mặt địa lý và văn hoá và cách ăn uống cũng rất đa dạng nhưng họ lại chia sẻ nhiều điểm chung.
"Kết hợp tất cả những hiểu biết trên, đặc biệt thông tin trong ngành khoa học về gen, bác sĩ Preston W. Estep đã sáng tạo ra chế độ ăn uống, gọi là Mindspan Diet (chế độ ăn giúp não bộ trẻ trung), nhằm giảm nguy cơ mắc các căn bệnh chết người và chứng mất trí. Tất cả mọi người – từ già tới trẻ, gầy tới béo – đều hưởng lợi từ chế độ ăn này.
Cụ thể chế độ dinh dưỡng giúp tăng tuổi thọ của não bộ – Mindspan Diet
1. Sự thật đáng kinh ngạc về gạo trắng
Một số gợi ý của bác sĩ Preston W. Estep chắc chắn sẽ khiến bạn bất ngờ. Có nhiều nguồn khác nhau cho bạn lời khuyên về cách thức để sống một cuộc đời lâu dài, khoẻ mạnh. Nhưng các trang web thể hình, các bài báo và cuốn sách gần như đều mắc sai lầm ở mức độ cơ bản nhất: họ không biết hoặc không hiểu cách thức và nguyên do tại sao chúng ta lại sống lâu cũng như cách thức và nguyên do chúng ta già đi.
Do đó, nhiều nơi cung cấp thông tin, tưởng rằng tốt, nhưng thực ra lại khiến bạn – và cả não của bạn – già đi nhanh hơn. Bí quyết để sở hữu sức khoẻ trí não dài hạn và tối ưu không phải điều bạn thường nghĩ. Tất nhiên, bạn cần ăn nhiều rau lá xanh, đậu đỗ và cắt giảm đường cũng như đồ ăn nhiều đường – đó là những thứ không cần phải bàn cãi gì thêm, bất kể bạn theo chế độ ăn uống lành mạnh nào.
Nhưng nghiên cứu của bà đã phát hiện ra nền tảng của mốt số gợi ý có thể gây tranh cãi trái chiều: nhóm Tinh hoa Trí nhớ có một chế độ ăn giàu carbohydrate “trắng” như bánh mì, mỳ Ý và gạo trắng. Như vậy, carbohydrate tinh luyện thực sự có một vị trí nhất định trong chế độ ăn tốt cho não bộ.
Ít gây tranh cãi hơn, thực phẩm lên men như dấm, dưa cải muối kiểu Đức và thậm chí rượu đỏ cũng góp phần quan trọng trong chế độ ăn này. Nhưng có lẽ gợi ý gây tranh cãi lớn nhất – nhưng lại là vấn đề chủ chốt – là tránh thực phẩm giàu sắt.
2. Sắt – kẻ phá hoại não
Có rất nhiều ý kiến trái chiều trong vài thập kỷ trở lại đây về chất béo và carbohydrate. Nhưng theo quan điểm của bác sĩ Preston W. Estep, yếu tố dinh dưỡng đáng lo ngại nhất trong số đó là sắt.
Không nghi ngờ gì nữa, sắt, vốn rất phong phú trong thịt đỏ cũng như nhiều loại thực phẩm khác, là dưỡng chất thiết yếu cho sự vận hành đúng đắn của cơ thể và tâm trí – đó là một khoáng chất không thể thiếu giúp hình thành một thành tố quan trọng của haemoglobin – chất có trong tế bào máu đỏ, chịu trách nhiệm chuyển oxy từ phổi và đi khắp cơ thể.
Tuy nhiên, đa số người trưởng thành ở các nước phát triển lại hấp thu quá nhiều sắt. Ai cũng biết người trẻ tràn đầy sức sống hơn và có khả năng chịu stress – thứ có thể làm hại người cao tuổi – tốt hơn. Điều chúng ta không nhận biết một cách trọn vẹn là một số thứ tốt cho chúng ta khi còn trẻ lại có thể gây hại cho chúng ta khi về già.
Nghiên cứu vượt trội đã thuyết phục bác sĩ Preston W. Estep rằng, cơ thể chúng ta và thực phẩm tương tác với nhau theo cách khác biệt ở từng giai đoạn khác nhau trong đời. Nhu cầu tinh thần và thể chất của chúng ta cũng thay đổi theo tuổi tác. Và không có ví dụ nào sâu sắc, rõ nét hơn về vấn đề này hơn sắt.
Giống như một chiếc xe hơi cũ, han gỉ, cơ thể bạn cũng vậy. Gỉ sắt cơ thể xuất hiện dưới dạng cặn bã của các phế phẩm (ví dụ, các mảng bán tập trung trong não trở thành nhân tố chính gây bệnh Alzheimer). Gỉ sắt cũng xuất hiện dưới dạng tổn thương khi ADN và protein phản ứng với oxy (trong hoá học gọi là quá trình oxy hoá). Nhưng vì sắt chuyên chở oxy đi khắp cơ thể nên sắt chính là nhân tố chính trong quá trình han gỉ này.
Có những hệ thống tuyệt hảo phục vụ cho việc xử lý chất thải và sửa chữa những hỏng hóc trong cơ thể. Nhưng khi tuổi càng cao, những hệ thống đó càng dễ trở nên quá tải.
Nhiều người tỏ ra kinh ngạc khi nghe điều này. Họ vẫn nghĩ sắt, như nhiều vi chất khác gồm vitamin C, vitamin E, đơn giản là rất có lợi cho sức khoẻ. Đúng vậy, khi chúng ta còn trẻ (đến khoảng độ tuổi 20), sắt là dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển não bộ và phụ nữ cần nguồn cung cấp sắt dồi dào trong thực phẩm để tránh bệnh thiếu máu ngay trước khi mãn kinh.
Nhưng nhiều biến thể gen – một chế độ ăn quá giàu sắt hay bổ sung quá nhiều sắt cũng như dùng sắt làm thực phẩm bổ sung không cần thiết – có thể dẫn tới thừa sắt khi chúng ta già đi. Khi đó, hiểm hoạ tiềm ẩn trong sắt là độc nhất bởi vì không giống các khoáng chất khác, cơ thể con người không có cách nào để thoát khỏi sự dư thừa này. Hàm lượng sắt trong cơ thể càng cao, gánh nặng của việc tích tụ các phế phẩm và các tổn thương qua thời gian càng lớn.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những người thường xuyên hiến máu có lượng dự trữ sắt trong cơ thể giảm đáng kể và mạch máu của họ ít bị tổn thương, sức khoẻ tim mạch và sức khoẻ não bộ nhìn chung đều tốt hơn nếu so với những người hiếm khi hoặc không bao giờ hiến máu.
Quá nhiều sắt còn có thể tăng nguy cơ bị Alzheimer, Parkinson, bệnh yếu dây thần kinh vận động, đột quỵ và nhiều bệnh khác liên quan tới não và hệ thần kinh. Một lưu ý nhỏ, một trong số những thử nghiệm lâm sàng thành công loại thuốc điều trị Alzheimer có liên quan tới khả năng kết nối và vô hiệu hoá sắt.
Trên thực tế, sắt là nguy cơ chính từ thực phẩm cho sự suy thoái thần kinh và chứng mất trí bởi vì nó làm tăng lượng các gen chủ chốt tham gia vào việc tạo ra các cặn protein vốn là đặc điểm của bệnh Alzheimer, Parkinson và một số bệnh khác.
Quá nhiều sắt khiến nam giới tăng nguy cơ bị Alzheimer và nhiều dạng mất trí khác ở độ tuổi trẻ hơn so với nữ giới. Độ tuổi trung bình nam giới mắc những căn bệnh này là 5 tuổi trẻ hơn nữ.
Nhưng vào những năm cuối đời, hàm lượng sắt của phụ nữ tăng lên trong cơ thể và não với mức độ nhanh hơn so với nam giới. Bởi vì phụ nữ sống thọ hơn, điều này giúp lý giải phần nào nguyên do họ có nhiều hơn nam giới 50% nguy cơ mắc Alzheimer.
(Nguồn: Dailymail)