Người phụ nữ mắc ung thư phổi dù cả nhà không ai hút thuốc, hóa ra ngày nào cũng tiếp xúc với thứ này

NGỌC ÁI |

Ngay cả khi không hút thuốc, uống rượu bia… và có lối sống lành mạnh bạn vẫn có thể bị ung thư phổi “tấn công”. Giống như trường hợp của bà Dương.

Một người phụ nữ họ Dương, sống tại Đài Trung (Đài Loan, Trung Quốc) vô cùng ngạc nhiên khi nhận được chẩn đoán ung thư phổi ở tuổi 45. Bởi vì sức khỏe của bà vốn rất tốt, lối sống lành mạnh, thường xuyên vận động, không động tới rượu bia, luôn đi ngủ trước 11 giờ tối, cả gia đình không ai hút thuốc. Ngay cả khi tới bệnh viện, bà cũng chỉ đi khám dinh dưỡng vì cho rằng mình sụt cân và mệt mỏi do rối loạn sau mãn kinh.

Người phụ nữ mắc ung thư phổi dù cả nhà không ai hút thuốc, hóa ra ngày nào cũng tiếp xúc với thứ này- Ảnh 1.

Đi khám dinh dưỡng, người phụ nữ ngạc nhiên khi biết mình mắc bệnh ung thư phổi (Ảnh minh họa)

Khi kể lại trường hợp này trên chương trình “Doctor Is So Hot” , bác sĩ Peng Xinyi (Đài Loan, Trung Quốc) nói: “Bệnh nhân có vẻ ngoài rất trẻ so với tuổi, dù đến khám vì sụt cân và mệt mỏi kéo dài không rõ nguyên nhân nhưng trạng thái thật sự rất khó nhận ra là đang mang bệnh nặng trong người.

Tính cách bệnh nhân cũng rất cởi mở, phong thái tự tin và phong cách thời trang giống như một người làm nghệ thuật. Đến khi tôi hỏi kỹ hơn về nghề nghiệp mới hay, quả thật bệnh nhân làm thiết kế và trang trí nội thất, đồng thời còn là một họa sĩ nghiệp dư. Lúc này, tôi bắt đầu đoán ra nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi ở bà có liên quan tới đặc thù nghề nghiệp”.

Cụ thể, bà Dương phải tiếp xúc với sơn, màu vẽ, bụi bẩn và các hóa chất liên quan tới chế tác nội thất (chủ yếu là đồ gỗ) gần như mỗi ngày. Bà làm việc với sự đam mê, vì gia đình bà dư dả về kinh tế, có nhiều cửa hàng mặt phố cho thuê. Khi thấy mình bị ho, bà cho rằng đó là “bệnh nghề nghiệp” nên không vội đi khám ngay. Hơn hai tuần sau, nhận ra cân nặng của mình ngày càng giảm, hay mệt mỏi về đêm mới quyết định tới bệnh viện kiểm tra.

“Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sơn hoặc các hạt lơ lửng thực chất là chất gây ung thư nhưng bệnh nhân không biết điều này. Khi chụp cắt lớp vi tính, chúng tôi tìm thấy một khối u dài gần 1cm, được chẩn đoán là ung thư biểu mô tuyến phổi giai đoạn 1. May mắn thay, đó là thời kỳ vàng để điều trị nên bệnh nhân đã phẫu thuật thành công và hồi phục rất tốt” - bác sĩ Peng Xinyi kể lại.

Triệu chứng ung thư phổi và 7 nguyên nhân gây bệnh ngoài thuốc lá

Thông qua trường hợp của bà Dương, bác sĩ Peng Xinyi muốn nhấn mạnh hơn nữa tầm quan trọng của việc phát hiện sớm các triệu chứng ung thư phổi. Bao gồm:

- Ho dai dẳng, nhất là về đêm.

- Đau tức ngực.

- Khó thở, thở khò khè.

- Đột nhiên bị khàn giọng, thay đổi giọng nói mà không thể hồi phục lại.

- Sụt cân bất thường.

- Hay đau nhức đầu, thường là đau nửa đầu.

- Đau mỏi vai gáy, các cơ ở khu vực gần ngực.

Khi ung thư phổi tiến triển, các triệu chứng trên cũng dần trở nên rõ ràng hơn và mức độ dữ dội ngày càng tăng. Tiêu biểu như ho dữ dội, ho ra máu, ho đến mức suy nhược cơ thể, chán ăn và sụt cân nhanh kèm với các triệu chứng do chèn ép như khó nuốt, khàn tiếng, hội chứng tĩnh mạch chủ trên.

“Mặc dù hút thuốc lá là nguyên nhân chính dẫn tới bệnh ung thư phổi, nhưng vẫn còn nhiều yếu tố nguy cơ cao khác dễ bị bỏ qua trong cuộc sống hàng ngày” - bác sĩ Peng Xinyi nhắc nhở. Bà cũng liệt kê ra 7 nguyên nhân gây ung thư phổi ngoài hút thuốc để chúng ta cảnh giác như sau:

- Hít khói thuốc thụ động: Bao gồm cả khói thuốc lá, thuốc lào, xì gà… Thậm chí một số nghiên cứu chỉ ra người hít phải khói thuốc lâu ngày còn nhận nhiều chất độc hơn cả người trực tiếp hút thuốc.

- Di truyền trong gia đình: Đôi khi, ung thư phổi có thể liên quan đến di truyền trong gia đình. Một số biến thể di truyền nhất định có thể làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư phổi của một cá nhân.

- Phơi nhiễm nghề nghiệp, phóng xạ: Môi trường làm việc tiếp xúc với một số hóa chất hoặc chất độc hại như amiăng, chất phóng xạ, asen… hay nhiễm phóng xạ có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi.

Người phụ nữ mắc ung thư phổi dù cả nhà không ai hút thuốc, hóa ra ngày nào cũng tiếp xúc với thứ này- Ảnh 2.

Tiếp xúc với sơn, khói bụi thường xuyên là nguyên nhân gây ung thư phổi ở nhân vật (Ảnh minh họa)

- Ô nhiễm không khí: Việc tiếp xúc lâu dài với môi trường bị ô nhiễm nặng như khu công nghiệp, khu vực giao thông tắc nghẽn… có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi.

- Lạm dụng rượu bia: Rối loạn sử dụng rượu (nghiện rượu) làm tăng nguy cơ ung thư phổi, nhất là ung thư biểu mô tế bào vảy phổi.

- Tiếp xúc thường xuyên với khói: Khói bếp, khói dầu trong nhà bếp, hydrocarbon thơm đa vòng khi chế biến thực phẩm bằng phương pháp nướng hoặc hun khói… hoặc khí thải khi đốt than, đốt củi gỗ hoặc đốt rác thải.

- Các bệnh về phổi khác: Một số bệnh về phổi như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và xơ phổi có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi.

Nguồn và ảnh: HK01, Sohu, Doctor Is So Hot

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại