Mới đây, ông Đường, 59 tuổi ở Thâm Quyến, Trung Quốc sau khi ăn xong bữa trưa thì đột nhiên ngất xỉu, được người nhà nhanh chóng đưa tới bệnh viện. Nhận thấy tình hình của ông cụ rất nguy kịch, mắt nhắm nghiền, sắc mặt tái nhợt, bác sĩ liền yêu cầu y tá đưa bệnh nhân vào phòng cấp cứu.
Sau khi kiểm tra, y tá cho biết lượng đường trong máu cao của ông cụ cao tới 18,0mmol/l. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân này bị nhiễm toan ceton đái tháo đường. Đây là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường, xảy ra khi cơ thể bệnh nhân sản sinh quá nhiều axit trong máu (được gọi là ceton). Tình trạng này xuất hiện khi cơ thể người bệnh không sản xuất đủ insulin, gây ra những rối loạn nặng trong chuyển hoá protid, lipid và carbohydrate.
Ảnh minh họa: Internet
Kết quả phân tích khí máu của bệnh nhân cho thấy giá trị pH quả thực rất thấp, điều này cũng có nghĩa là 99% bệnh nhân bị nhiễm toan ceton. Sau đó, bác sĩ yêu cầu y tá tiêm một lượng lớn dung dịch vào cơ thể bệnh nhân để duy trì lượng máu trong cơ thể, tăng giá trị pH, đồng thời tiêm insulin để giảm bớt vấn đề tăng đường huyết.
Thật không may, sau 3 tiếng trong phòng phẫu thuật, ông Đường đã qua đời dù các bác sĩ đã tận tình cứu chữa.
Nhận được tin dữ, vợ bệnh nhân xấu số khóc lóc hỏi bác sĩ: “Ông nhà tôi rõ ràng vẫn uống thuốc hạ đường huyết đều đặn mỗi ngày, sao vẫn bị nhiễm toan ceton?”
Bác sĩ cho biết: “Rất có thể, đường huyết của ông cụ tăng đột biến do một thói quen xấu nào đó”. Sau quá trình thăm hỏi, bác sĩ cũng tìm ra được nguyên nhân thực sự gây ra tình trạng nhiễm toan ceto của ông Đường.
Theo đó, bệnh nhân này mắc bệnh tiểu đường hơn 10 năm. Lúc đầu dùng metformin để kiểm soát bệnh tiểu đường, vài năm sau đến bệnh viện khám thì phát hiện lượng đường trong máu tăng cao, bác sĩ đề nghị kết hợp insulin và metformin. Từ đó, tình trạng tăng đường huyết của bệnh nhân được kiểm soát, theo logic mà nói, việc bị nhiễm toan ceton là không hợp lý. Thế nhưng điều này vẫn xảy ra là do thói quen ăn uống của bệnh nhân chưa được kiêng khem một cách nghiêm túc.
Người nhà cho biết ông Đường cũng rất quan tâm đến chế độ ăn uống của mình. Ông đã kiêng đồ ngọt và thường tìm hiểu thông tin trên mạng để trang bị thêm kiến thức cho bản thân. Khi biết được thông tin khoai lang và khoai tây cũng có tác dụng hạ đường huyết, ông cụ luôn ăn rất nhiều 2 loại khoai này. Dần dần, những món ăn từ khoai lang và khoai tây trở thành món chính trong thực đơn của ông cụ.
Ngày xảy ra vụ việc, ông Đường vẫn ăn uống bình thường. Sau đó ông cụ đi ngủ nhưng lại quên tiêm insulin nên chưa đầy nửa giờ sau, cơ thể bắt đầu xuất hiện triệu chứng tim đập nhanh, buồn nôn, chóng mặt, hôn mê rồi qua đời trong bệnh viện.
Ảnh minh họa: Internet
Bác sĩ cho biết những thực phẩm chứa carbohydrate như bánh mì trắng, bánh quy, bánh ngọt, mì ăn liền, đường và các loại đồ ngọt dễ tiêu hóa và hấp thụ nhanh, gây ra một tăng đường huyết đột ngột. Do đó, bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế ăn những thực phẩm này và tăng cường bổ sung protein và chất xơ cho cơ thể.
Khoai lang và khoai tây mà ông Đường ăn dù có chỉ số đường huyết thấp, có thể thay thế cho cơm ở một mức độ nhất định, nhưng những thực phẩm này vẫn là carbohydrate nên sẽ vẫn làm tăng lượng đường trong máu. Nếu tiêu thụ quá nhiều mỗi ngày sẽ khiến lượng đường trong máu “lâm nguy”. Bác sĩ kết luận chính thói quen ăn uống này chính là nguyên nhân khiến bệnh nhiễm toan ceton tìm đến ông Đường. Hơn nữa, ông cụ lại không uống thuốc đúng giờ nên mới có kết cục đau lòng như vậy.
Bệnh nhân tiểu đường nên cẩn thận với 2 món chay
1. Cơm trắng
Cơm trắng có hàm lượng tinh bột tương đối cao, sau khi ăn sẽ chuyển hóa thành đường trong cơ thể khiến đường huyết cũng tăng lên. Người bị tiểu đường rất e ngại với món ăn này, thậm chí có những người còn cắt cơm trắng ra khỏi khẩu phần ăn của mình.
Tuy nhiên, cũng không nên kiêng hoàn toàn tinh bột vì sẽ khiến cơ thể thiếu năng lượng, dẫn đến hạ đường huyết. Thay vào đó, có thể thay cơm trắng bằng gạo lứt hoặc yến mạch, vừa có lượng tinh bột vừa đủ, vừa chứa nhiều chất xơ hòa tan giúp cho quá trình tiêu hóa diễn ra chậm hơn, no lâu và làm giảm cơn thèm ăn.
Ảnh minh họa: Internet
2. Cháo
Cháo cũng là món ăn mà người bị bệnh về đường huyết cần hạn chế. Cháo đã nấu chín mềm, nát, tinh bột chứa trong đó sau khi vào cơ thể sẽ dễ tiêu hóa và hấp thụ rồi chuyển hóa thành đường, khiến lượng đường trong máu tăng rõ rệt.
Tuy nhiên, không cần thiết phải "cạch mặt" món ăn này vì cháo cũng đóng vai trò duy trì lượng đường ổn định trong máu. Để tốt hơn, có thể chế biến cháo kết hợp với những loại rau củ như cần tây, địa cốt bì, khoai lang hay bột đậu xanh… để bổ sung thêm nhiều chất xơ cũng như hạn chế lượng đường nạp vào cơ thể.
(Theo 163.com)