Người cao mỡ máu có thể tẩm bổ?

DS.LY. BÀNG CẨM |

Cao mỡ máu tức hàm lượng lipid trong máu vượt quá phạm vi bình thường. Những chất béo bao gồm cholesterol, triglyceride, phospholipid, acid béo tự do... là “thủ phạm” gây ra xơ vữa động mạch, đái tháo đường, gan nhiễm mỡ...

Người cao mỡ máu phần đông có dáng mập, sắc mặt hồng hào, hơn nữa còn có cái bụng phệ, trông có vẻ thừa dinh dưỡng.nên khi nhắc đến việc tẩm bổ cho người cao mỡ máu, không ít người ngạc nhiên rằng: người cao mỡ máu có thể tẩm bổ ư?

Thật ra, dinh dưỡng quá thừa chỉ là dáng giả tạo bề ngoài, thực chất là thận khí hư suy, gây giảm chuyển hóa tận dụng chất béo mà ứ đọng trong máu; thận âm bất túc lại làm cho chất béo không được tàng trữ mà ngấm vào máu, hai tình trạng này làm cho chất béo tan trong máu, làm cho máu bị trọc.

Cho nên, Đông y còn gọi chứng cao mỡ máu là huyết trọc.

Chất béo vốn là một dạng năng lượng tồn trữ, khi cơ thể không tận dụng một cách thật tốt, những chất năng lượng này sẽ biến thành sản vật của bệnh lý, Đông y gọi những chất không được cơ thể tận dụng, trái lại sẽ nguy hại cho cơ thể là đàm.

Đông y nói “Trăm bệnh do đàm gây nhiễu”, chứng cao mỡ máu là một trong những chứng đó.

Khi tẩm bổ nên căn cứ theo biểu hiện khác nhau của từng người, chẳng hạn chứng cao mỡ máu kèm biểu hiện phiền khát, miệng khô, miệng hôi, miệng đắng, táo bón, rêu lưỡi vàng nhầy…, Đông y cho rằng do tỳ vị thấp nhiệt, với cơ chế bệnh do tỳ vị vận hoá thất thường, làm cho thuỷ thấp nội đình, thấp tựu mà sinh đàm, bệnh tà lâu ngày mà hóa nhiệt, rồi thành chứng thấp nhiệt. Tẩm bổ nên ích khí kiện tỳ là chính, thêm thanh nhiệt lợi thấp dùng lá sen, ngân hoa, liên kiều, quyết minh tử, hoắc hương…

Người cao mỡ máu kèm biểu hiện dễ mệt, tay chân uể oải, chán ăn, vóc dáng hơi mập, đại tiện không thành khuôn…, Đông y cho rằng do đàm thấp gây ra, khi tẩm bổ ngoài việc bổ ích tỳ vị ra, cần lưu ý dùng các vị thuốc trừ thấp hóa đàm như trần bì, bán hạ, phục linh, trúc nhự, đởm tinh…

Nếu cao mỡ máu kèm biểu hiện lưng gối mỏi đau, ù tai hoa mắt, Đông y cho rằng do thận âm bất túc. Khi tẩm bổ nên với tư bổ thận âm là chủ yếu, có thể dùng các vị thuốc hà thủ ô, mạch đông, sinh địa, sa sâm, đỗ trọng…

Nếu cao mỡ máu kèm bệnh tim mạch, biểu hiện thường cảm giác đau tức ngực, buồn nôn, hít vào nhiều, tay chân tê dại…, Đông y nhận định có biểu hiện tắc nghẽn huyết mạch, nên trong phương thuốc tẩm bổ biện chứng luận trị thêm các vị thuốc hoạt huyết hóa ứ như đan sâm, xuyên khung, hồng hoa, bồ hoàng…

“Tẩm bổ” bằng Đông dược

Đương nhiên, khi tẩm bổ nên nhớ rõ mục đính chính là “giảm mỡ trong máu”. Vì vậy, một số thành quả nghiên cứu dược lý hiện đại về Đông dược có thể tham khảo như sau:

1. Thúc đẩy đào thải cholesterol trong ruột, cũng như ức chế hấp thu cholesterol đầu vào gồm đại hoàng, hà thủ ô, quyết minh tử (sống), hổ trưởng, phan tả diệp…

2. Ức chế hấp thu cholesterol trong ruột mang tính cạnh tranh gồm bồ hoàng, hải tảo, đậu xanh…

3. Ức chế hình thành cholesterol: trạch tả ảnh hưởng đến sự phân giải chất béo và hình thành cholesterol; nghệ ức chế hình thành acid béo; nấm hương ức chế hình thành cholesterol trong cơ thể.

4. Ảnh hưởng sự phân bố, vận chuyển và đào thải chất béo: đan sâm có tác dụng thúc đẩy oxy hóa chất béo trong gan; nữ trinh tử có tác dụng tiêu tan mảnh chất béo của động mạch chủ; hồng hoa giúp giảm chất béo tích tụ trong gan.

5. Giảm hàm lượng cholesterol trong máu: dầu mè, dầu ô liu, dầu hoa hồng chứa nhiều acid béo không bão hoà đơn, kết hợp cholesterol tạo thành chất béo, làm cho chuyển hoá và đào thải dễ hơn, theo đó làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu.

Người cao mỡ máu khi tẩm bổ, một mặt cần căn cứ theo thể chất cá nhân bổ tỳ, bổ thận và điều chỉnh trạng thái cơ thể (như tận dụng phương pháp thanh nhiệt, lợi thấp, hoạt huyết hoá ứ), một mặt nên tích cực chọn dùng thuốc Đông dược giảm mỡ máu. Một số thuốc làm giảm mỡ máu liệt kê dưới đây:

1. Sơn tra: giảm mỡ máu, giảm huyết áp. Thử nghiệm chứng minh, sơn tra chứa glycoside, flavonoid có tác dụng giảm cholesterol.

2. Đại hoàng: giảm mỡ máu, hoạt huyết hóa ứ, tăng nhu động đường ruột, thúc đẩy đào thải cholesterol và giảm hấp thu cholesterol.

Người cao mỡ máu có thể tẩm bổ? - Ảnh 1.

Đại hoàng

3. Hổ trưởng: chứa emodin, giảm cholesterol đầu vào đi vào cơ thể quá nhiều. Giúp thanh nhiệt tả hỏa, thông tiện giải độc, giảm triglyceride với hiệu quả tốt nhất.

4. Quyết minh tử: chứa aloe emodin, thúc đẩy nhu động đường ruột, ức chế hấp thu cholesterol.

5. Trạch tả: ức chế phát sinh gan nhiễm mỡ và ngăn cản hấp thu cholesterol.

6. Bồ hoàng: tác dụng giảm cholesterol, tác dụng với triglyceride chưa thấy rõ.

7. Hà thủ ô: ức chế hấp thu cholesterol trong ruột, cũng như thúc đẩy vận chuyển và đào thải cholesterol trong máu. Làm cho mảnh xơ vữa động mạch giảm đi thấy rõ.

Người cao mỡ máu có thể tẩm bổ? - Ảnh 2.

Hà thủ ô

8. Nhân trần: có chứa coumarin, giảm hàm lượng cholesterol máu và động mạch vành.

9. Bồ hoàng: giảm hấp thu cholesterol trong ruột, cũng như thúc đẩy đào thải.

10. Đậu xanh và đậu: ức chế hấp thu cholesterol đầu vào mang tính cạnh tranh, cũng như tăng tác dụng đào thải. Giảm đột biến bệnh ở động mạch vành, có tác dụng thấy rõ đối với việc giảm cholesterol và triglyceride.

11. Nghệ: thúc đẩy bài tiết dịch mật, đạt tác dụng giảm mỡ. Ức chế kích tập tiểu cầu, cũng như tăng hoạt tính hoà tan chất xơ.

12. Mộc dược: có tác dụng giảm cholesterol trong máu.

13. Linh chi: có tác dụng giảm cholesterol trong máu.

14. Đan sâm: giảm hàm lượng chất béo trong gan.

15. Tam thất: chứa flavonoid, có tác dụng giảm cholesterol.

16. Hồng hoa: giảm mỡ máu hiệu quả tốt.

17. Rễ đại mạch: có tác dụng giảm triglyceride, có tác dụng nhất định đối với việc giảm cholesterol.

18. Hoa phấn: tác dụng nâng cao hàm lượng HDL (cholesterol tốt) và giảm hàm lượng LDL (cholesterol xấu).

19. Sung uý tử: có tác dụng giảm cholesterol và triglyceride.

20. Cải bẹ, chè (trà), tỏi, kim ngân hoa, lá cúc, rễ đại mạch… đều có tác dụng giảm mỡ máu.

Tẩm bổ từ thực phẩm hàng ngày

Trong cuộc sống thường ngày, rất nhiều thức ăn có tác dụng giảm mỡ hiệu quả. Vốn dĩ, từ xưa đến nay “thức ăn và thuốc cùng nguồn”. Khi tẩm bổ, dùng một số thức ăn liệt kê dưới đây thích đáng, nhất định hiệu quả tốt hơn:

1. Đậu nành: trong đậu và chế phẩm đậu có chứa nhiều acid béo không bão hoà, vitamin E, lecithin, những chất này làm giảm cholesterol.

2. Hạt bắp: hạt bắp chứa nhiều khoáng tố Ca, Mg, Se, cũng như lecithin, acid linolenic, vitamin E đều có tác dụng giảm cholesterol. Tác dụng hiệp đồng của chúng hiệu quả càng thấy rõ.Người Indian vùng Trung Mỹ hầu như không mắc bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch vành, chứng cao mỡ máu, chủ yếu do dùng thức ăn chính từ hạt bắp.

Người cao mỡ máu có thể tẩm bổ? - Ảnh 3.

Hạt bắp có tác dụng giảm cholestero

3. Dưa leo (dưa chuột): dưa chuột có chứa chất xơ, có tác dụng thúc đẩy đào thải chất bã và giảm cholesterol trong ruột. Ngoài ra, dưa leo còn giúp đường chuyển hoá thành chất béo, nhất là thích hợp dùng cho người bệnh tim mạch.

4. Tỏi: nhà khoa học người Anh nghiên cứu khám phá, tỏi sống giúp giảm nhiều hàm lượng cholesteerol trong máu. Trong tỏi có chứa thành phần có hiệu quả là allicin, giúp dự phòng động mạch xơ vữa, giảm đường huyết và mỡ máu.

5. Củ hành: hiệu quả giảm mỡ máu của củ hành có liên quan đến diallyl sulfide chứa trong đó. Những chất này ngoài việc giảm mỡ máu ra, còn dự phòng động mạch xơ vữa, là thức ăn lý tưởng phòng ngừa bệnh tim mạch.

6. Gừng tươi: gừng tươi có chứa một hợp chất hữu cơ như acid salicylic, giúp chống đông máu, có tác dụng rất tốt đối với giảm mỡ máu, giảm huyết áp, dự phòng hình thành huyết khối.

7. Ba ba: ba ba có tác dụng tư âm, tẩm bổ. Thử nghiệm chứng minh, ba ba giảm hàm lượng cholesterol sau khi ăn uống giàu chất béo một cách có hiệu quả thấy rõ.

8. Hải đới (rong biển): rong biển chứa nhiều acid béo không bão hoà, giúp tẩy trừ cholesterol quá thừa bám trong lòng mạch. Algin chứa trong rong biển giúp điều hoà đường ruột, thúc đẩy đào thải cholesterol, ức chế hấp thu cholesterol. Rong biển chứa hàm lượng calci dồi dào, giúp cơ thể giảm hấp thu cholesterol, giảm huyết áp.

9. Táo tây: táo tây chứa rất nhiều pectin, giảm nồng độ cholesterol trong máu, còn có tác dụng ngăn ngừa tích tụ chất béo. Pectin trong táo tây còn kết hợp chất khác và vitamin C, fructose, magiê… tạo thành hợp chất mới, theo đó tăng cường tác dụng giảm mỡ máu.

Người cao mỡ máu có thể tẩm bổ? - Ảnh 4.

10. Yến mạch: yến mạch chứa rất nhiều acid linolenic, chiếm 35% - 52% so với toàn bộ chất béo không bão hòa. Hàm lượng vitamin E cũng rất phong phú, hơn nữa yến mạch giúp giảm nồng độ cholesterol trong máu. Nghiên cứu chứng minh: yến mạch có tác dụng giảm total cholesterol, triglyceride và beta-protein thấy rõ, cũng như tăng HDL, bất kể là chứng cao mỡ máu nguyên phát hay thứ phát đều có hiệu nghiệm rất tốt.

11. Cá: cá chứa nhiều loại acid béo không bão hòa cần thiết cho nhu cầu cơ thể, thành phần hiệu quả chủ yếu gồm EPA (eicosapentaenoic acid) và DHA (docosahexenoic acid), với công hiệu giảm mỡ máu gấp 2 - 5 lần so với dầu thực vật.

12. Rau muống: giảm cholesterol, triglyceride, có công hiệu giảm mỡ giảm béo phì.

13. Hẹ: chứa tinh dầu và hợp chất sulfua có tác dụng giảm mỡ máu, dự phòng động mạch xơ cứng. Có ích đối với người bệnh cao mỡ máu, bệnh mạch vành.

14. Cà tím: giàu vitamin P, tăng sức bám của tế bào, giảm cholesterol, nâng tính đàn hồi mao mạch, có tác dụng giảm mỡ, thông mạch; hiệu quả đối với xơ cứng động mạch, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, chứng cao mỡ máu.

Đối với viên chức văn phòng mắc chứng cao mỡ máu có điều kiện uống trà, có thể tận dụng bài thuốc trà giảm mỡ giảm áp như sau:

Sơn tra 15g, lá sen 12g, trạch tả 10g.Các vị thuốc tán thô sử dụng dần.Khi sử dụng hãm với nước sôi, sau vài phút, nước ngã màu vàng thì dùng.Hãm rồi dùng liền, đến khi vị nhạt, hằng ngày có thể hãm uống 1 - 2 thang.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại