Ngoại trưởng Ukraine thừa nhận sai lầm khi từ bỏ vũ khí hạt nhân, yêu cầu Mỹ phải chịu trách nhiệm

Thu Thủy |

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba ngày 20/2 cho rằng Ukraine đã phạm sai lầm khi tuyên bố từ bỏ vũ khí hạt nhân và Mỹ phải chịu trách nhiệm do phạm lỗi lầm đối với nhân dân Ukraine.

Hãng thông tấn Nga Sputnik ngày 21/2 đưa tin, trong cuộc phỏng vấn với Hãng phát thanh Mỹ CBS, khi được hỏi liệu ông có cho rằng Ukraine không nên từ bỏ vũ khí hạt nhân, và quyết định này là một sai lầm hay không? Ông Kuleba đã bày tỏ tán thành quan điểm này.

Ông Kuleba còn chỉ ra rằng ở một mức độ nào đó, Mỹ đã phạm lỗi với Ukraine. "Chúng tôi (Ukraine) đã từ bỏ kho vũ khí hạt nhân của mình còn các đảm bảo an ninh cho chúng tôi đã không có hiệu lực.

Vì vậy tôi nghĩ một số quốc gia nên cảm thấy rằng họ phải chịu trách nhiệm và nỗ lực để tìm ra những đảm bảo an ninh phù hợp và hiệu quả cho Ukraine."

Theo Bản ghi nhớ Budapest do các nhà lãnh đạo Ukraine, Nga, Anh và Mỹ ký ngày 5/12/1994, Ukraine loại bỏ kho vũ khí hạt nhân của mình, trong khi Nga, Mỹ và Anh cam kết cung cấp các đảm bảo an ninh cho Kiev.

Ông Kuleba cũng cho biết, mặc dù có những tín hiệu khác nhau từ một số nước NATO nhưng Ukraine vẫn nỗ lực phấn đấu trở thành nước thành viên NATO.

Ông nói rằng đại đa số người dân Ukraine mong muốn Ukraine trở thành một thành viên của NATO, và chính quyền Kiev không có ý định từ bỏ "hy vọng xa xỉ" của mình về việc gia nhập NATO.

Ngoại trưởng Ukraine thừa nhận sai lầm khi từ bỏ vũ khí hạt nhân, yêu cầu Mỹ phải chịu trách nhiệm - Ảnh 1.

Ngoại trưởng Ukraine Kuleba thừa nhận Ukraine đã sai lầm khi tuyên bố từ bỏ vũ khí hạt nhân và Mỹ phải chịu trách nhiệm do phạm lỗi lầm đối với nhân dân Ukraine (Ảnh: Đông Phương).

Trang tin Hồng Kông Dongfang (Đông Phương) ngày 21/2 cho biết thêm, Đài CBS đã phát sóng cuộc phỏng vấn độc quyền với Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Kuleba vào ngày Chủ nhật (20/2), trong đó ông làm rõ rằng Ukraine không từ bỏ việc gia nhập NATO, đồng thời chỉ ra rằng việc Ukraine giao nộp vũ khí hạt nhân để đổi lấy sự đảm bảo an ninh từ Mỹ, Anh và Nga khi Liên Xô giải thể là sai lầm.

Ông cũng cho rằng một số quốc gia phải chịu trách nhiệm về việc này và họ phải cố gắng hết sức để tìm cách cung cấp đảm bảo an ninh cho Ukraine.

Kuleba chỉ ra rằng có không gian ngoại giao để Nga rút quân và đại đa số người dân Ukraine vẫn muốn gia nhập NATO; nếu thành công buộc Nga rút quân thì cả thế giới dân chủ sẽ an toàn hơn.

Ông nói một số quốc gia NATO hy vọng rằng Ukraine sẽ không gia nhập liên minh này, nhấn mạnh rằng Mỹ không tham gia vào việc gây áp lực lên nước này.

Ông đề cập đến "Bản ghi nhớ An ninh Budapest" do Ukraine ký năm 1994, và cho rằng khi xưa Kiev từ bỏ vũ khí hạt nhân để đổi lấy sự đảm bảo an ninh là sai lầm, lẽ ra không nên giao nộp vũ khí hạt nhân.

Ông cho rằng Mỹ cần thực hiện một số biện pháp để trừng phạt Nga ngay bây giờ, và nói rằng việc Washington nói quân đội Nga sắp xâm lược Ukraine sẽ gây ra thiệt hại cho nền kinh tế Ukraine.

Ngoại trưởng Ukraine thừa nhận sai lầm khi từ bỏ vũ khí hạt nhân, yêu cầu Mỹ phải chịu trách nhiệm - Ảnh 3.

Ngày 20/2, ông Joe Biden chủ trì Hội nghị Hội đồng An ninh Quốc gia bàn về cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine (Ảnh: Đông Phương).


Khi được hỏi Mỹ và châu Âu viện trợ cho Ukraine có đủ hay không, ông Kuleba thẳng thắn nói, chừng nào Nga tiếp tục giáp biên giới với Ukraine và chiếm đóng lãnh thổ của Ukraine thì sẽ không bao giờ là đủ.

Kiev không yêu cầu quân đội Mỹ chiến đấu vì Ukraine, nhưng cảnh báo rằng nếu Moscow thành công, các quốc gia có ác ý khác sẽ nhận ra rằng phương Tây không thể bảo vệ các nguyên tắc và họ sẽ gây hấn thêm ở các khu vực khác để tìm kiếm lợi ích của họ chống lại Mỹ.

Người dẫn chương trình hỏi Kuleba có phải là ông có ý nhằm tới Trung Quốc không, Kuleba đáp: "Tôi chỉ nói thế thôi."

Trong một diễn biến liên quan, Chính phủ Mỹ ngày Chủ nhật (20/2) nhắc lại rằng, có thông tin tình báo cho thấy các chỉ huy quân đội Nga đã nhận được lệnh tấn công Ukraine và thậm chí đã lên danh sách tấn công.

Cùng ngày, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chủ trì cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia tại Nhà Trắng để thảo luận về cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine.

Trang tin Hồng Kông Đông Phương ngày 21/2 cũng đưa tin, các cơ quan tình báo Mỹ tuyên bố rằng Điện Kremlin đã ra lệnh cho quân đội xâm lược Ukraine và các chỉ huy Lục quân Nga đã vạch ra kế hoạch chuyển quân cho các quân khu.

Sau khi quân đội Nga xâm lược Ukraine, ngoài Kiev, có nhiều cơ hội sẽ bao gồm cả tỉnh Kharkov ở phía đông bắc, Odessa và Kherson ở phía nam Ukraine.

Washington cũng gửi thư tới Liên Hợp Quốc cho biết có thông tin đáng tin cậy về việc Nga đã lập danh sách những người Ukraine "có thể bị Nga giết và đưa đến các trại tập trung sau cuộc xâm lược."

Ngoại trưởng Ukraine thừa nhận sai lầm khi từ bỏ vũ khí hạt nhân, yêu cầu Mỹ phải chịu trách nhiệm - Ảnh 5.

Quân Chính phủ Ukraine tấn công lực lượng ly khai miền đông (Ảnh: QQ).


Tại Nhà Trắng, ông Biden đã họp với Ngoại trưởng Blinken, Bộ trưởng Quốc phòng Austin, Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Sullivan, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Milley và những người khác để thảo luận về tình hình Nga và Ukraine.

Cùng ngày, Ông Blinken cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng tất cả các dấu hiệu cho thấy Nga đang trên bên bờ cuộc xâm lược Ukraine, và Mỹ cùng các đồng minh sẽ sử dụng mọi cơ hội ngoại giao để thuyết phục ngăn chặn Nga.

Ông nhắc lại rằng nếu các lệnh trừng phạt được áp đặt trước một cuộc xâm lược của Nga thì sẽ mất đi tác dụng răn đe.

Trong khi đó, theo tin của Hãng thông tấn TASS của Nga, các hãng thông tấn trong nước Ukraine và truyền châu Âu quan tâm đến tình hình ở miền đông Ukraine, hiện nay "cuộc xâm lược của Nga" mà Tổng thống Mỹ Joe Biden dự đoán vẫn chưa xảy ra, nhưng tình hình miền đông Ukraine đã trở thành một đề tài tìm kiếm nóng vì sự kiện giao tranh.

Một thực tế hiện nay là sự ổn định và trật tự ở miền đông Ukraine đang sụp đổ. Đó là điều không thể tránh khỏi do sức ép từ các bên.

Ngoại trưởng Ukraine thừa nhận sai lầm khi từ bỏ vũ khí hạt nhân, yêu cầu Mỹ phải chịu trách nhiệm - Ảnh 6.

Quân đội Ukraine triển khai ở miền đông tấn công khu vực do lực lượng ly khai kiểm soát (Ảnh: QQ).


Sau cuộc tấn công đầu tiên xảy ra vào rạng sáng 6 ngày trước, quân chính phủ và dân quân ly khai cáo buộc nhau tiến hành trước các cuộc pháo kích, và phạm vi hoạt động quân sự đã bắt đầu được mở rộng.

Tại thời điểm này, khi các quốc gia có ảnh hưởng chính đến tình hình miền đông Ukraine là NATO và Nga vẫn đang tranh cãi nhau, và những cuộc tranh luận trên các cơ quan truyền thông lớn xung quanh vấn đề "khi nào Nga sẽ xâm lược Ukraine", lực lượng của các bên bắt đầu nhân cơ hội để mở rộng xung đột.

Xung đột nóng ở đông Ukraine đã lên đến đỉnh điểm vào cuối tuần trước, với việc các đại diện của Trung tâm Thỏa thuận ngừng bắn và Điều phối chung ghi nhận hơn 2.000 hành động quân sự vi phạm thỏa thuận hòa bình Minsk trong 24 giờ, trong đó có 200-400 cuộc đụng độ nóng. Đây là dấu hiệu cho thấy tình hình đã hoàn toàn vượt khỏi tầm kiểm soát.

Trong đoạn video do các tay súng lực lượng ly khai quay, người ta có thể thấy chi tiết cảnh các "gián điệp" Ukraine bị vây bắt. Các tay súng ly khai xông vào một nhà dân, sử dụng ống phỏng rốc-ket RPG-28 đánh tan một toán lực lượng an ninh Ukraine, nhiều người bị bắn chết tại chỗ.

Một video khác cho thấy một trận địa súng cối 82mm của quân chính phủ Ukraine đã bị trúng tên lửa chống tăng của lực lượng vũ trang Donetsk. Những khẩu súng cối này ban đầu được dùng để nã vào các vị trí của dân quân ly khai.

Ukraine gọi các hoạt động này là "hoạt động an ninh hợp pháp", và họ coi hai "nước cộng hòa" đã tuyên bố độc lập Donetsk và Luhansk là kẻ thù.

Ngoại trưởng Ukraine thừa nhận sai lầm khi từ bỏ vũ khí hạt nhân, yêu cầu Mỹ phải chịu trách nhiệm - Ảnh 8.

Lực lượng ly khai chống chính phủ Ukraine ở Luhansk (Ảnh: Xinhua).


Các nhà phân tích chỉ ra rằng, Thỏa thuận Minsk duy trì tình hình gần như đã trở thành một tờ giấy vụn giữa những hành động hỗn loạn của tất cả các bên. Ví dụ, quân đội Ukraine sử dụng các loại đạn pháo 120mm và 122mm bị cấm theo Thỏa thuận Minsk, và phe nổi dậy sử dụng máy bay không người lái, từ chối tiến hành "giao tiếp hòa bình" với những kẻ xâm nhập mà trực tiếp sử dụng vũ lực.

Điều này cho cả thế giới thấy một điều: nếu không có sự duy trì của các cường quốc, thì cái gọi là hiệp định hòa bình hoàn toàn không có hiệu lực, và một trong các bên có thể phá vỡ nó bất cứ lúc nào.

Hiện tại, cả Nga và NATO chưa chú ý đúng mức đến vấn đề này, điều đó có nghĩa là xung đột vẫn có thể mở rộng cho đến khi nó trở thành một cuộc chiến tranh.

Cũng cần nhắc lại rằng, các chiến binh ở khu vực Luhansk và Donetsk muốn thành lập nhà nước ở miền đông Ukraine, và chính phủ Ukraine muốn "thu hồi lãnh thổ đã mất", hai bên không thể hòa hợp nhau.

o lo ngại chiến sự lan rộng, trong mấy ngày qua, hơn 53.000 người dân đã chạy sang Nga và Nga đã cung cấp tiền tái định cư cho họ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại